Trận đấu nổi bật

radu-vs-thiago
Mutua Madrid Open
Radu Albot
1
Thiago Monteiro
2
roberto-vs-albert
Mutua Madrid Open
Roberto Bautista Agut
1
Albert Ramos-Vinolas
2
thanasi-vs-dominic
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
2
Dominic Thiem
0
sofia-vs-anna-karolina
Mutua Madrid Open
Sofia Kenin
0
Anna Karolina Schmiedlova
2
xiyu-vs-ana
Mutua Madrid Open
Xiyu Wang
1
Ana Bogdan
1
leyre-vs-sara
Mutua Madrid Open
Leyre Romero Gormaz
1
Sara Errani
2
duje-vs-richard
Mutua Madrid Open
Duje Ajdukovic
0
Richard Gasquet
2

"Ông già" Karlovic và nỗi khắc khoải Nadal mới

Sự kiện Ivo Karlovic lên ngôi ở giải ATP 250 khi sắp 36 tuổi chỉ là minh chứng bổ sung cho một xu thế không còn mới là kinh nghiệm ngày càng có một vai trò quan trọng trong tennis hiện đại.

Danh hiệu ở Delray Beach sau khi thắng Donald Young ở chung kết với tỉ số 6-3 6-3 không chỉ mang lại cho Karlovic chức vô địch ATP thứ sáu trong sự nghiệp mà nó còn giúp anh sẽ được nhớ như là người nhiều tuổi nhất chiến thắng một giải ATP trong 25 năm qua.

Dù cho nó không phải là kỷ lục, bởi Jimmy Connors khi giành chức vô địch cuối cùng trong sự nghiệp huy hoàng của mình (gồm 8 Grand Slam) vào năm 1989 thì ông đã 37 tuổi, nhưng bây giờ là tennis hiện đại nhanh hơn, mạnh hơn, chạy nhiều hơn và cần bền bỉ hơn cũng cần những lý giải.

* Cú giao bóng làm nên tất cả

Nhưng việc Karlovic vô địch ở tuổi ngấp nghé 36 với cá nhân người viết không phải là điều bất ngờ. Lối chơi của anh dễ dàng giúp Karlovic thoát ra khỏi những hạn chế của tuổi tác. Cao 2m11 - cao nhất thế giới tennis chuyên nghiệp (trong khi những Federer, Nadal, Djokovic có chiều cao 1m86-1m88).

Anh giao bóng không cần phải nhún nhảy quá nhiều cũng đạt tốc độ khoảng 210-220kmh trong khi các cú giao bóng lý tưởng của Nadal chỉ là 190kmh. Kỷ lục giao bóng nhanh nhất hiện cũng thuộc về anh, 251kmh ở một trận đấu tại Davis Cup trên mặt sân đất nện.

Karlovic trong năm 2014 là người có nhiều cú giao bóng ăn điểm trực tiếp nhất, 1185 cú sau 64 trận, trung bình 18,5 cú/trận. Và anh tiếp tục là ứng viên cho vị trí số 1 này trong năm nay bởi ở trận thắng Donald Young anh cũng có 16 cú ace trong trận đấu chỉ có hai set và anh có chín game anh cầm giao bóng.   

Tức là Karlovic chỉ cần giao bóng tốt là có cơ hội chiến thắng. Bởi việc còn lại của anh cũng khá dễ dàng khi đối phương nếu trả giao bóng thành công, là dứt điểm bằng một cú thuận tay hay trái tay vào nhiều vị trí trống trên sân.

Federer có thể là điển hình nhất của lối đánh "Serve + 1" (giao bóng và thêm một cú đánh nữa là kết thúc đường bóng, là tàu tốc hành, nhưng Karlovic hiệu quả hơn với cách chơi này - chiến thuật duy nhất của anh.

Không đủ dữ liệu để người viết tự thống kê, nhưng Karlovic là một trong những người khó bị bẻ game nhất. 13 lần đấu với Federer, chỉ có hai trận không có tiebreak,  anh buộc đối thủ phải phân định bằng tiebreak 16 lần.

Liệu có quá khi cho rằng Karlovic vẫn có thể duy trì cách chơi ấy để tiếp tục gặt hái thành công ngay cả khi anh 40 tuổi, bởi giao bóng rồi đếm điểm không đòi hỏi quá nhiều về thể lực như cách chơi giằng co ở cuối sân?   

Nhưng, Karlovic vô địch khi ngấp nghé 36 tuổi cũng nằm trong một xu thế đã bắt đầu được nhận diện cách nay vài năm: Sự thắng thế của kinh nghiệm.

"Ông già" Karlovic và nỗi khắc khoải Nadal mới - 1

Cú giao bóng làm nên chức vô địch cho Karlovic

* Sự thắng thế của tuổi già

Trong một tuần mà Karlovic lên ngôi, ATP còn ghi danh các nhà vô địch khác: David Ferrer 33 tuổi ở Rio Open, Gilles Simon 30 tuổi ở Marseille. Tức là cả ba giải nằm trong hệ thống ATP diễn ra ở tuần ấy, không có tay vợt nào dưới 30 tuổi đăng quang.  

16 giải đấu diễn ra từ đầu năm 2015, một nửa (8) danh hiệu đơn thuộc về những người từ 30 tuổi trở lên: Federer (1 lần), Ferrer (2), Wawrinka (2), Victor Burgos (1), Simon (1), Karlovic (1).  

Tám giải còn lại, chỉ có một người chiến thắng thực sự trẻ, là J.Vesely, 21 tuổi ở Aukland. Những người chiến thắng khác không còn được coi là trẻ nữa, như Djokovic, Troicky, Gasquet, Cuevas, Garcia Lopez, Nishikori bởi họ đều đã 25 tuổi hoặc hơn. 

Năm 2014, thời điểm ghi nhận sự toả sáng của nhiều tay vợt mới nhưng không có ai 20 tuổi hoặc ít hơn vô địch ATP Tour với 64 giải đấu. Trong khi đó có 13 danh hiệu thuộc về các tay vợt từ 30 tuổi trở lên, 38 giải đấu thuộc về các tay vợt trong nhóm tuổi từ 25-29. Chỉ có 13 danh hiệu thuộc về nhóm 21-24.

Xu hướng nói trên của năm 2013 thậm chí còn rõ rệt hơn với tỉ lệ 16-39-9. Và cũng không có tay vợt nào dưới 20 tuổi vô địch ATP 250 chứ chưa nói tới Master 1000 và Grand Slam.

Và có thể kể thêm những biểu tượng như Wawrinka vô địch Grand Slam đầu khi 29 tuổi năm ngoái. Ferrer vào chung kết Grand Slam đầu tiên và lần đầu nếm vị vinh quang ở Master 1000 khi đã ngoài 30 cách nay hai năm.

Hay cách đây năm năm, Ivan Ljubicic lần đầu tiên vô địch Master 1000 khi anh 30 tuổi - thành tích anh coi là huy hoàng nhất trong sự nghiệp của mình. Sự trải nghiệm này giờ được Ljubicic truyền lại cho Raonic, người đang đi tìm bí quyết để chiến thắng các giải lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN