Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
0
Grigor Dimitrov
2
daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-
elena-vs-victoria
Miami Open presented by Itau
Elena Rybakina
2
Victoria Azarenka
1

Federer và cú đánh “trẻ mãi không già”

Có một cú đánh “trẻ mãi không già” của Federer ấy là giao bóng mà một phần nhờ nó anh trở thành vĩ đại và vừa đánh bại Djokovic.

Tuần trước chúng ta đã nói về thứ vũ khí giao bóng đã giúp lão tướng Ivo Karlovic vô địch ATP 250 ở Delray Beach (Mỹ).

Thì chỉ ít ngày sau, Federer lên ngôi ở Dubai cũng với những cú giao bóng huyền thoại. Ở đó, Federer ghi tên mình vào danh sách bốn tay vợt (cùng với Ivanisevic, Karlovic và Roddick) thực hiện được nhiều hơn 9000 cú ace trong sự nghiệp.

Nhưng một người vĩ đại như Federer thì những cú giao bóng của anh không đơn giản chỉ là tung cao đập mạnh.

Nó là nghệ thuật, được chứng tỏ ở một giải đấu cao hơn (khi so với Karlovic), là ATP 500 và trước một người được thừa nhận rộng rãi là có cú trả giao bóng hay nhất lịch sử - Djokovic.

12 cú ace cùng hàng loạt những cú giao bóng mà đối phương không thể trả giao bóng thành công trong trận chung kết chỉ kéo dài hai set thực sự là con số biết nói.

Federer và cú đánh “trẻ mãi không già” - 1

Những cú giao bóng của Federer là thiên tài

Cú giao bóng khó đoán nhất

Federer thực sự đạt được phong độ đỉnh cao trong trận chung kết ấy. Nên số lượng cú ace mới vượt trội so với tỉ lệ trung bình 7,7 cú ace/trận của chính anh. Nên anh mới thắng được tới 80% trong những lần anh giao bóng một vào sân, để anh không cần phải quá bận tâm về những lần giao bóng hai của mình.   

Nhưng nó cũng không phải là điều chưa từng xảy ra. Federer đã và rất nhiều lần giao bóng hiệu quả hơn mức trung bình của chính anh trong những trận đấu then chốt, và xuất sắc hơn những người được cho là chuyên gia giao bóng.

Tương tự là anh có thói quen trái ngược so với phần còn lại của thế giới tennis: Trong những thời khắc nghẹt thở, khi mà người hâm mộ trên khán đài như ôm tim cho nó không nhảy ra khỏi lồng ngực thì anh lại giao bóng thẳng vào góc chữ T thay vì nhằm vào góc chữ A vốn an toàn hơn và có thể ép đối thủ phải bỏ lại nhiều khoảng trống để cho người giao bóng tấn công.  

Federer đã làm như thế để kết thúc game thứ ba cực kỳ giằng co trong set đầu tiên. Vài cái đập bóng rồi anh tung quả bóng từ phía trước mặt hơi chếch sang bên phải cuộn ngược trở lại rồi cong ngược về phía sau trước khi phóng quả bóng găm thẳng vào góc chữ T.

Với Federer, giao bóng vào góc chữ T hay chữ A chẳng có gì khác biệt trong động tác tung bóng, thế đứng hay bất cứ điều gì khác. Tất cả đều nằm trong não bộ của anh rồi thế của cây vợt chỉ biến đổi khác nhau trong vài phần trăm giây khi và sau lúc vợt tiếp bóng.

Thế giới không có nhiều những người có thể tung giao bóng cho bóng một và bóng hai giống nhau tới mức đối thủ là những người rất am tường và gạo cội cũng không đọc ra được.

Hoặc nếu có, thì cũng không có thứ “máu lạnh” như Federer để khi đối diện với nhau, đẳng cấp chênh lệch là thứ có thể dễ dàng nhìn thấy.

Federer và cú đánh “trẻ mãi không già” - 2

Federer có hơn 9000 cú ace trong sự nghiệp

Đơn giản là thiên bẩm

Trận chung kết Wimbledon năm 2009 là cuộc thử thách khắc nghiệt: Federer gặp Andy Roddick trong trận chung kết. Tay vợt người Mỹ vốn dĩ được coi là sinh ra để giao bóng, có tỉ lệ  “ăn” ace lên tới 11,9/trận (Federer là 7,7), và từng nắm giữ kỷ lục giao bóng nhanh nhất thế giới (trước khi bị Karlovic xô đổ).  

Nhưng Roddick lại chỉ tạo ra được 27 cú ace, trong khi Federer làm nên cơn mưa ace với 50 lần tròn trịa.

Có thể là vì Roddick giao bóng hay gặp Federer trả giao bóng tài; và cũng có thể vì Roddick khi ấy trả giao bóng tệ, nhưng sự thực là Federer biết cách sử dụng cú giao bóng của mình hiệu quả.

Nhờ cú giao bóng ấy anh không chỉ dễ dàng kiếm ace, mà còn giành được rất nhiều những điểm số với một cú thuận tay nhanh như chớp ngay khi đối thủ vừa trả giao bóng sang, làm nên thương hiệu "Tàu tốc hành".

Cũng có khi Federer dù giao bóng hay, tung ra hàng loạt cú ace (nhiều hơn đối thủ), nhưng vẫn thất bại. Như hai trận chung kết Wimbledon khác vào năm 2008 trước Nadal, năm 2014 trước Djokovic.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN