Trận đấu nổi bật

felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
2
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
1
Dusan Lajovic
2
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
2
Coco Gauff
1
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
2
Mirra Andreeva
0

Boris Becker và khái niệm “siêu HLV” kiểu mới

Sự kiện: Wimbledon 2023

HLV của Novak Djokovic từng bị xem là một trò hề. Nhưng sau danh hiệu Wimbledon, ông buộc tất cả phải nhìn mình bằng ánh mắt khác.

Khi Andy Murray bắt đầu nếm trải vinh quang, người ta đã gọi Ivan Lendl là một “supercoach” – siêu HLV. Theo Guardian, đó đích thị là điểm khởi đầu của khái niệm siêu HLV. Thế nhưng dù không bao giờ được liệt vào hàng siêu HLV như thế, Boris Becker có quyền tự hào.

Novak Djokovic đã ôm lấy Boris Becker sau khi anh giành danh hiệu Wimbledon, một danh hiệu được Daily Mail mô tả như “ngọt ngào nhất trong 7 lần vô địch Grand Slam”. Đó là một chiến thắng của tài năng, quyết tâm nơi Djokovic, và là một chiến thắng của niềm tin – thứ anh đã đặt vào HLV Boris Becker.

Là một cựu số một thế giới, nhưng Boris Becker là một trò hề trên hàng ngũ HLV. Kiểu như trong bóng đá, bạn có thể yêu mến Alan Shearer hay Gianfranco Zola, nhưng đừng có để họ huấn luyện CLB của mình.

Becker đã nhận công việc trợ thủ cho Djokovic kèm theo những ánh mắt như thế. Tháng 12 năm ngoái, báo chí thể thao chế nhạo sự phối hợp giữa Becker và Djokovic, thậm chí tiên đoán rằng chỉ cần sang mùa xuân, mối quan hệ này sẽ tan vỡ. Mọi thứ đúng như dự đoán của họ: Djokovic thua Wawrinka ở Ú mở rộng, tạo một áp lực khủng khiếp cho sự thay đổi.

Tuy nhiên trải qua thêm một cú bước hụt nữa tại Roland Garros, giờ đây Becker đã có thể trả lời phỏng vấn sau Wimbledon trong vinh quang.

Boris Becker và khái niệm “siêu HLV” kiểu mới - 1

Becker và Djokovic trong lễ vinh danh sau chức vô địch Wimbledon 2014

“Tôi nghĩ đây là lúc các tay vợt hàng đầu cũng nên hiểu rằng họ phải tích lũy thêm nhiều nếu muốn cải thiện” – Boris Becker nói với Telegraph. “Điều này đúng trong bất kỳ trường hợp nào. Vì thế họ phải tìm đến những HLV có kinh nghiệm, những người đã từng trải qua phút giây thế này, và hoạt động thế này trong nhiều năm”.

Trước khi chọn Becker, Djokovic đã nghe được nhiều “lời khuyên” khác. Giới chuyên môn cho rằng Nole nên chọn Stefan Edberg hay Ivan Lendl. Lý do? Vì Edberg là một HLV tài năng, kiến thức rộng, và quan trọng đã từng dẫn dắt chính Roger Federer – tay vợt sừng sỏ và là đối thủ của Nole tại chung kết Wimbledon năm nay. Với Ivan Lendl cũng vậy, những kinh nghiệm từng có của ông cùng Andy Murray dĩ nhiên sẽ là bí kíp cho Djokovic nắm được điểm mạnh – điểm yếu của các đối thủ chính này, từ đó sẽ có cách khắc chế họ.

Nghe thoáng qua có vẻ hợp lý, song đây mới thực sự là một chiến thắng hoành tráng bậc nhất sự nghiệp Djokovic. Không ngoa.

Chính việc không cần thiết phải sử dụng “tay trong”, tay vợt người Serbia mới có lý do vỗ ngực xưng bá, và rằng vấn đề của anh trong chuỗi khô hạn thành tích kéo dài, chỉ xuất phát từ… chính anh.

Djokovic đã ca ngợi công lao của Boris Becker sau chức vô địch với lời thổ lộ rất khéo léo: “Boris đã đóng góp chủ yếu nơi tôi ở góc độ tâm lý nhờ kinh nghiệm phong phú của ông ấy”.

Sau thất bại bất ngờ trước Andy Murray tại Wimbledon cách đây 1 năm, theo Djokovic, anh nhận ra yếu tố tinh thần của mình là một trở ngại cực lớn, bất kể thời điểm đó anh đã là một ngôi sao thực thụ của làng banh nỉ và sự tự tin dĩ nhiên có thừa.

Với một siêu HLV, theo định nghĩa từ cách Ivan Lendl đã làm, ông ta phải có phương án giúp tay vợt của mình cải thiện một cách thần tốc, khoa học nhất. Nhưng với Boris Becker, ngay như chính quãng thời gian gần ¾ năm trời để đưa Djokovic trở lại, rõ ràng cách tiếp cận thành công của ông rất khác biệt.

“Bạn không thể cảm nhận được mối liên hệ với Boris ngay lập tức được bằng một danh hiệu Grand Slam” – Djokovic nói. “Chúng tôi cố gắng dành nhiều thời gian với nhau từ trên sân, bên ngoài, trò chuyện về tôi và cách tôi thi đấu, những cảm xúc tôi trải qua, những suy nghĩ trong tôi. Nhưng chúng tôi là những cá nhân khác nhau, nên cần nhiều thời gian để hiểu nhau và đi đến cùng một con đường đúng đắn cho cả hai”.

Boris Becker và khái niệm “siêu HLV” kiểu mới - 2

Becker là 1 HLV có cá tính

Nole cũng tiết lộ rằng, chìa khóa cho mối quan hệ giữa anh và Becker là cuộc hợp tác tại Rome Masters hồi tháng 5, nơi cũng có sự hiện diện của một HLV khác là Marian Vajda. Vajda cũng là nhân vật cực kỳ quan trọng với Djokovic khi ông đã gắn bó cùng Nole từ lúc anh mới đoạt danh hiệu ATP đầu tiên trong sự nghiệp.

Khi được hỏi về đóng góp cụ thể mà Becker mang lại, Djokovic nói: “Có một vài điều quan trọng mà Becker đã nói với tôi. Hầu hết là sự dẻo dai và tự tin trên sân đấu. Chúng tôi đã làm việc với nhau dựa trên điều này”.

Nếu Boris Becker chưa phải là một siêu HLV, thì ít nhất có thể gọi ông là một nhà tâm lý học thể thao xuất chúng cho Djokovic. Đơn giản vậy thôi, một siêu HLV kiểu mới, người giúp các tay vợt hiểu rõ họ cần làm gì cho sự thành công lâu dài, phát huy tối đa điểm mạnh của họ chứ không phải một thành công chộp giật…

Video chung kết Djokovic - Federer:

Boris Franz Becker sinh ngày 22-11-1967, là một cựu số một thế giới người Đức. Ông là chủ nhân của 6 danh hiệu đơn nam Grand Slam, và một lần nắm huy chương vàng Olympic đôi nam.

Wimbledon chính là nơi ghi dấu ấn đầu sự nghiệp của Becker khi ông là tay vợt trẻ tuổi nhất lịch sử đoạt danh hiệu này. Năm đó Boris Becker 17 tuổi.

Xét về tiền bạc, Boris Becker với khoảng 18 triệu euro đang xếp thứ 7 trong số những người kiếm tiền nhiều nhất làng quần vợt, theo Wikipedia.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trác Thanh ([Tên nguồn])
Wimbledon 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN