Vì sao bạn luôn thất bại khi kinh doanh?

Bạn thích kinh doanh và đã thử nhiều lần nhưng đều thất bại. Dưới đây là những lí do...

Lập kế hoạch không phù hợp

Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, bên cạnh nguyên nhân thiếu vốn kinh doanh hay hoạt động lưu chuyển tiền mặt yếu kém. Sẽ rất quan trọng nếu bạn vạch ra một kế hoạch kinh doanh toàn diện và chi tiết. Việc này có thể làm bạn mất nhiều thời gian nhưng nó luôn mang lại hiệu quả không ngờ.

Ngược lại, nếu bạn không có kế hoạch mà vẫn tiến lên phía trước theo kiểu “nhắm mắt làm bừa” thì có nhiều khả năng bạn sẽ phải kết thúc kế hoạch đó bằng cơn đau tim và hàng chục nghìn USD tan thành mây khói.

Mô hình doanh thu nghèo nàn hoặc không có

Thậm chí một tổ chức phi lợi nhuận cũng phải tạo ra doanh thu (sự quyên góp) để bù đắp cho các chi phí hoạt động. Nếu sản phẩm của bạn miễn phí, hoặc bạn mất tiền trong mọi cuộc giao dịch, nó sẽ rất khó để bù đắp bằng số lượng. Bạn có thể có giải pháp cho nạn đói trên thế giới, nhưng nếu như khách hàng của bạn không có tiến, công việc kinh doanh của bạn không thể tồn tại lâu dài.

Vì sao bạn luôn thất bại khi kinh doanh? - 1

Thiếu thực thi

Khi hành động không bám sát kế hoạch đề ra rất dễ dẫn đến sai lầm. Nên nhớ rằng một khi đã lập ra kế hoạch kinh doanh thì phải bám sát nó. Hãy thận trọng trong từng bước đi. Dù có làm theo kế hoạch, sai lầm vẫn ghé thăm. Và thất bại cũng là chuyện thường.

Đôi khi, trong quá trình thực thi kế hoạch, bạn muốn gây ấn tượng với cấp trên và “phá cách”. Việc làm này dẫn đến sai lầm nghiêm trọng.

Thiếu năng lực và kinh nghiệm quản trị

Nhiều người bắt đầu công việc kinh doanh khi không có chút kinh nghiệm hay kiến thức nào về quản lý, kinh tế. Một số nghĩ rằng cứ làm rồi biết, nhưng nếu giám đốc còn đang “học việc” thì doanh nghiệp làm sao đi lên được.

Rủi ro kinh doanh, thâm hụt tài chính

Quản lý tài chính là công việc nhận định các rủi ro và chế ngự rủi ro đó. Sai sót sẽ xảy ra khi những rủi ro trên không được phòng ngừa đầy đủ. Thông thường, sai sót bắt nguồn từ một điểm yếu kém nào đó trong kinh doanh và khi không ai chú ý đến hoặc không ai nói ra, nó sẽ nhanh chóng biến thành một vụ bê bối tài chính, đưa doanh nghiệp đến bờ vực thẳm.

Nhân viên tồi

Một người chủ nhiệt tình, hiểu biết các vấn đề kinh doanh thường vẫn có thể bị hạ bệ hay bị vô hiệu hoá bởi những nhân viên không có kinh nghiệm và không có mục đích lành mạnh.Bởi vậy, công ty cần có những nhân viên tốt, được trả lương xứng đáng và phần nào chia sẻ được những ý tưởng kinh doanh của ông chủ.

Ngoài ra, còn có 5 nguyên nhân có thể dẫn tới những thất bại không đáng có trong kinh doanh:

- Làm việc cẩu thả.

- Hành động gấp gáp, thiếu thời gian hoặc để nước đến chân mới nhảy.

- Phán quyết tồi.

- Hiểu sai công việc, không xác định được việc nào cần làm trước, việc nào để sau.

- Thiếu thông tin.

Vì sao bạn luôn thất bại khi kinh doanh? - 2

Đánh giá thấp những yêu cầu về nguồn lực

Một trong những nguồn lực chủ yếu là quỹ tiền mặt, nhưng những nguồn lực khác ví dụ như là liên hệ trong ngành hoặc khả năng tiếp cận đến các kênh tiếp thị có thể quan trọng hơn đối với một vài sản phẩm nhất định. Có quá nhiều tiền mặt nhưng không quản lý một cách khôn ngoan cũng nguy hại giống như là có quá ít tiền mặt. Đừng rút khỏi công việc của bạn cho đến khi nguồn doanh thu mới chạy đến.

Tiếp thị không đủ

Có một chiến lược tiếp thị truyền miệng khéo léo là không đủ để khiến sản phẩm và thương hiệu của bạn hiển hiện trong thời kì các phương tiện truyền thông mới đang tấn công mãnh liệt như hiện nay. Thậm chí tiếp thị lan truyền cũng tốn chi phí và thời gian thật sự. Nếu không có sự tiếp thị hiệu quả và sáng tạo với một loạt các phương tiện truyền thông, bạn sẽ không có khách hàng – hay một công việc kinh doanh.

Bỏ cuộc quá sớm

Theo như kinh nghiệm của tôi, nguyên nhân phổ biến nhất cho việc thất bại của các công ty mới chính là các doanh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, từ bỏ và đóng cửa công ty. Mặc dù có thất bại, rất nhiều doanh nhân thành công như Steve Jobs và Thomas Edison luôn kiên trì với tầm nhìn của mình cho tới khi họ tìm thấy thành công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Anh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN