Trung Quốc: Tham vọng đưa NDT vào nhóm 5 đồng tiền mạnh nhất TG

TQ đang từng bước cố gắng đưa nhân dân tệ (NDT) vào Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cùng với USD, euro, yên Nhật và bảng Anh.

Tại một diễn đàn được tổ chức vào ngày 22/3, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã trao đổi với Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde, cho rằng Nhân dân tệ (NDT) đã sẵn sàng trở thành một trong những đồng tiền dự trữ trên thế giới. Còn trong cuộc họp ngày 23/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với bà Lagarde rằng Trung Quốc hy vọng sẽ có được con dấu chấp thuận của IMF.

“Chính quyền Trung Quốc cũng thể hiện quan tâm đến việc đưa NDT vào giỏ tiền tệ SDR”, bà Lagarde phát biểu lúc kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Bà nói thêm: “Chúng tôi hoan nghênh, chia sẻ mục tiêu đó, và cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc về vấn đề này”.

Sau khi xác minh nguồn dự trữ vàng và USD không đủ, IMF sẽ bổ sung NDT vào giỏ tiền tệ cùng với SDR (được đặt ra từ năm 1969 nhằm hỗ trợ cho Bretton Woods - hệ thống cố định tỷ giá hối đoái). Như vậy, các nước thành viên IMF có thể đưa đồng tiền này vào dự trữ chính thức của mình. Hạn chót của chấp thuận xem xét 5 năm 1 lần là cuối năm 2015 và chủ yếu sẽ tập trung vào vấn đề liệu IMF có cho phép đồng NDT được “tự do sử dụng” hay không. Trước đó, năm 2010, họ đã không đưa NDT vào nhóm các đồng tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương do vẫn bị một số yếu tố ràng buộc.

SDR được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra theo đề nghị của 10 nước trong Câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức. Khi được khai sinh, SDR là tài sản dự trữ có tính chất quốc tế, nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên. Tại thời điểm này đã tồn tại hệ thống tỷ giá hối đoái cố định trong khuôn khổ Hiệp ước Bretton Woods nên các nước tham gia phải đảm bảo dự trữ vàng hoặc tiền tệ mạnh để mua nội tệ khi cần thiết nhằm duy trì tỷ giá hối đoái.

Tại một diễn đàn được tổ chức vào ngày 22/3, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã trao đổi với Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde, cho rằng Nhân dân tệ (NDT) đã sẵn sàng trở thành một trong những đồng tiền dự trữ trên thế giới. Còn trong cuộc họp ngày 23/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với bà Lagarde rằng Trung Quốc hy vọng sẽ có được con dấu chấp thuận của IMF.

“Chính quyền Trung Quốc cũng thể hiện quan tâm đến việc đưa NDT vào giỏ tiền tệ SDR”, bà Lagarde phát biểu lúc kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Bà nói thêm: “Chúng tôi hoan nghênh, chia sẻ mục tiêu đó, và cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc về vấn đề này”.

Sau khi xác minh nguồn dự trữ vàng và USD không đủ, IMF sẽ bổ sung NDT vào giỏ tiền tệ cùng với SDR (được đặt ra từ năm 1969 nhằm hỗ trợ cho Bretton Woods - hệ thống cố định tỷ giá hối đoái). Như vậy, các nước thành viên IMF có thể đưa đồng tiền này vào dự trữ chính thức của mình. Hạn chót của chấp thuận xem xét 5 năm 1 lần là cuối năm 2015 và chủ yếu sẽ tập trung vào vấn đề liệu IMF có cho phép đồng NDT được “tự do sử dụng” hay không. Trước đó, năm 2010, họ đã không đưa NDT vào nhóm các đồng tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương do vẫn bị một số yếu tố ràng buộc.

SDR được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra theo đề nghị của 10 nước trong Câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức. Khi được khai sinh, SDR là tài sản dự trữ có tính chất quốc tế, nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên. Tại thời điểm này đã tồn tại hệ thống tỷ giá hối đoái cố định trong khuôn khổ Hiệp ước Bretton Woods nên các nước tham gia phải đảm bảo dự trữ vàng hoặc tiền tệ mạnh để mua nội tệ khi cần thiết nhằm duy trì tỷ giá hối đoái.

1. Uy tín toàn cầu

Dù đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới nhưng đồng NDT vẫn bị tụt lại trên trường đua quốc tế. Vào được SDR thì “sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ được công nhận”, Giáo sư tài chính Xi Junyang tại Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải nhận định.

2. Giảm chi phí đi vay

Các quy định về dòng vốn được giảm thiểu, cùng với nỗ lực tham gia SDR, Trung Quốc sẽ thành công trong việc quốc tế hóa đồng nội tệ. Điều này có thể giúp nhiều cho các doanh nghiệp Trung Quốc đang mạo hiểm ở nước ngoài có thể cắt giảm được chi phí đi vay.

“Thị trường vốn càng cởi mở thì sẽ càng đáp ứng được nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp nội địa”, theo phân tích của tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới HSBC Holdings Plc (Anh) và nhà kinh tế Qu Hongbin của Trung Quốc. Họ cũng nhận định rằng: “Khả năng chuyển đổi tài khoản vốn cùng các cải cách rất phù hợp với nhu cầu tài chính dài hạn của Trung Quốc”.

3. Thế giới đa cực

Quan điểm chiến lược của Trung Quốc là tạo nên “một thế giới đa cực” - nơi mà Mỹ chỉ là một người tham gia, thay vì làm bá chủ. Trước đây, ông Chu Tiểu Xuyên đã từng kêu gọi tăng cường dùng SDR như một cách để thay thế USD. Được quốc tế công nhận là đồng tiền dự trữ sẽ tiến thêm một bước xa hơn, ít nhất là trên mặt trận tiền tệ.

Trung Quốc: Tham vọng đưa NDT vào nhóm 5 đồng tiền mạnh nhất TG - 1

 Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên 

4. Định giá

Việc dùng NDT để thanh toán và đầu tư xuyên biên giới đang ngày càng tăng, nhưng đồng tiền này vẫn chưa được áp dụng để định giá các mặt hàng quốc tế (từ dầu cho đến quặng sắt).

“Điều này có thể khiến NDT trở thành đồng tiền định giá”, giáo sư Xi Junyang cho biết.

Như vậy cũng sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến việc xác minh giá trị các mặt hàng toàn cầu và giúp loại bỏ các vấn đề biến động tiền tệ.

Theo nghiên cứu, hơn một nửa các doanh nghiệp mà HSBC đã tiến hành khảo sát trong năm nay có thể sẽ đẩy mạnh thương mại xuyên biên giới với Trung Quốc trong năm 2016.

5. Nhu cầu NDT

Theo ước tính của Công ty đa quốc gia chuyên về ngân hàng và tài chính Standard Chartered Plc (Anh), gần đây có hơn 60 ngân hàng trung ương đã đầu tư vào NDT - một bước tiếp cận giỏ SDR giúp thu hút nhiều người mua chính thức hơn.

6. Cải cách

Để “đạt giải” SDR, Trung Quốc sẽ phải đẩy mạnh các dự án mở tài khoản vốn - một cải cách nhằm thay đổi ngành công nghiệp cũng như cách làm ăn của các doanh nghiệp Trung Quốc.

“Điều này cũng khiến người Trung Quốc tự tin hơn trong việc chuyển đổi toàn bộ đồng NDT”, Giám đốc Văn phòng nghiên cứu Dự trữ ngoại hối tại Đại học Trung ương Tài chính và Kinh tế Bắc Kinh Li Jie cho biết.

7. Được IMF công nhận

Đối với ông Chu, tham gia cùng SDR đồng nghĩa với việc những nỗ lực cải cách của ông cũng sẽ được IMF thừa nhận - bao gồm tự do hóa tỷ lệ lãi suất và đơn giản hóa áp chế tài chính đối với những người gửi trợ cấp tăng trưởng đầu tư dẫn đầu.

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Nga (Infonet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN