Vì sao Nhà nước độc quyền vàng miếng SJC?

Sáng nay,31/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình chính thức lý giải tại sao Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC từ ngày 25/5

Trước diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã xin nhận trách nhiệm không làm tốt công tác thông tin truyền thông phổ biến đầy đủ cơ chế chính sách về quản lý thị trường vàng dẫn tới những thông tin không chính xác gây bất ổn trong dân chúng. 

Cụ thể, Thống đốc làm rõ thêm khái niệm về độc quyền vàng miếng SJC. Theo đó, kể từ 25/5, tất cả các đơn vị dập vàng miếng, kể cả Công ty SJC đều phải chấm dứt dập vàng miếng. Và cũng kể từ đó, chỉ có NHNN thực hiện vai trò độc quyền Nhà nước được dập vàng miếng. NHNN chọn SJC là mác vàng của NHNN. Trên thực tế, vàng SJC đến thời điểm này đã chiếm 90-93% thị phần vàng miếng toàn quốc. Do vậy để tránh xáo trộn và chi phí phải dập lại, NHNN sử dụng luôn mác đó và độc quyền Nhà nước chứ không có công ty SJC nào được dập vàng miếng SJC nữa.

Thống đốc cũng khẳng định Nhà nước không bắt buộcngười dân phải chuyển nhãn từ vàng miếng khác sang SJC. “ Hiện nay nhu cầu chuyển đổi sang vàng SJC của người dân là rất lớn. Chính vì thế tới đây, chúng tôi sẽ nhanh chóng nâng cao năng lực thẩm định, giám định để tạo điều kiện thuận lợi chongười dân chuyển đổi. NHNN đã tiến hành kiểm định theo lô lớn và dùng cả biện pháp ứng trước vàng SJC cho các bên có nhu cầu để sau đó chuyển đổi sau”.

Trong thời gian qua, tình trạng vàng hóa của nền kinh tế nước ta đã bị đẩy lên cao, khiến giá vàng nóng, ảnh hưởng tới họa động bình ổn giá cả tạo bất ổn nền kinh tế vĩ mô. Thống kê chưa đầy đủ đã có khoảng 15-20 tỷ USD không được đầu tư vào thị trường mà đang chôn chặt trong vàng. Chính vì vậy, đề án chống vàng hóa của Chính phủ ra đời nhằm mục đích không để giá vàng làm ảnh hưởng tới bình ổn giá, ngăn ngừa tình trạng vàng hóa , thậm chí bất cứ khi nào Nhà nước cũng có thế lấy vàng ra để tái đầu tư vào thị trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuyết Mai ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN