Những DN Hy Lạp phát đạt nhờ khủng hoảng nợ

Denia Topalidou nhớ lần đầu tiên cô nhận ra nền kinh tế của Hy Lạp đang ở trong cuộc khủng hoảng. Mọi người đột nhiên mua thuốc nhuộm vải, rất nhiều thuốc nhuộm vải. Bởi vậy, cửa hiệu của Denia Topalidou là một trong những doanh nghiệp Hy Lạp làm ăn phát đạt nhờ khủng hoảng nợ.

"Tôi biết một điều gì đó đang xảy ra. 10 năm trước, thậm chí không ai có suy nghĩ về việc nhuộm quần jean cũ”,  cô nói.

Những DN Hy Lạp phát đạt nhờ khủng hoảng nợ - 1

Denia Topalidou đang ở trong cửa hàng của mình

Topalidou hiện đang quản lý  một cửa hàng vải ở trung tâm Athens với em gái và cha mẹ cô. Cửa hàng này được thành lập bởi ông nội của cô vào năm 1962. Trong suốt 5 năm qua, cửa hàng này đã phát triển rất nhanh và mạnh.

Tại thời điểm nền kinh tế Hy Lạp giảm 25%, một trong năm doanh nghiệp đã đóng cửa. Gần 60 công ty đã đóng cửa mỗi ngày trong năm nay. Tuy nhiên, cửa hàng của Topalidou là một ví dụ điển hình về những doanh nghiệp có thể phát triển mạnh nhờ cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.

"Mọi người không có tiền để mua quần áo mới, vì vậy họ phải điều chỉnh và cải thiện, thậm chí phải tự may quần áo cho mình”, Topalidou nói.

Chi tiêu của các hộ gia đình đã giảm 30% kể từ năm 2010, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Khi tiền lương thực tế giảm, mọi người đã buộc phải tìm những cách thức mới để tiết kiệm tiền.

Nhiều cô dâu đến với của hàng của Topalidou để chọn cho mình những dải ruy băng và các loại vải để tự trang trí cho ngày cưới của mình. Những khách hàng khác thì sắm cho mình những món đồ để trang trí những món quà thủ công. Những món đồ nữ trang rẻ tiền rất phổ biến trong thời điểm hiện tại. Việc kinh doanh cửa hàng của cô phát triển đến nỗi mà cô phải mở thêm hai cửa hàng liền kề để có thể cung cấp đầy đủ vật dụng cho khách.

"Cuộc khủng hoảng đã tạo ra các doanh nghiệp, nhưng sau đó các doanh nghiệp đã trở thành thời trang - tất cả mọi người yêu những món quà tự làm và những bộ quần áo độc đáo”, chị gái của Denia phát biểu với CNNMoney.

Ngoài ra, các trang mạng xã hội như Instagram và Pinterest cũng đang phát triển rất mạnh, cô cho biết thêm.

Những DN Hy Lạp phát đạt nhờ khủng hoảng nợ - 2

Wajahat Anwar đang ở trong cửa hàng điện thoại di động 

Một ví dụ khác là Wajahat Anwar, một người nhập cư Pakistan, điều hành một cửa hàng điện thoại di động nhỏ ở Athens cho biết, trong 5 năm qua, công việc kinh doanh của anh đã thay đổi đáng kể.

Khi Hy Lạp đang phải chịu đựng những chính sách thắt lưng buộc bụng, doanh số bán hàng của cửa hàng đã giảm đến 20%. Tuy nhiên, công việc sửa chữa của Wajahat đã tăng khoảng 40%.

“Trước cuộc khủng hoảng, mọi người hay sắm cho mình những chiếc điện thoại mới. Giờ đây, họ không có tiền vì vậy họ chỉ có thể sửa điện thoại hoặc dùng đồ second hand”, anh cho biết thêm.

Theo đó, hiện nay Wajahat phải sửa rất nhiều điện thoại. Tuy nhiên, anh vẫn lấy mọi người với mức giá rẻ để có thể thu hút thêm nhiều khách hơn.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế được coi là một tin tốt cho các cửa hàng cầm đồ. Hàng chục cửa hàng cầm đồ đã nổi lên ở quảng trường Omonia của Athens.

Nikos Billis, một người quản lý một hiệu cầm đồ cho biết số lượng người muốn bán vàng đã tăng 70% vì cuộc khủng hoảng. Các tiệm cầm đồ khác cũng cho biết, công việc làm ăn của họ đã tăng hơn gấp mười lần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuyết Nhung (Một thế giới)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN