Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm:Tái cơ cấu còn chậm

Trao đổi với Tiền Phong, đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam, nhận định: “Nói chung, tái cơ cấu nền kinh tế có chuyển biến nhưng còn rất chậm và không ít rào cản”.

ĐB Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh: Tái cơ cấu là chủ trương lớn nhưng Đề án tổng thể mới được phê duyệt năm 2013, chúng ta đặt mục tiêu, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế (giai đoạn 2013 - 2020) phải gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Nói chung, việc triển khai rất chậm, chưa đồng đều. Chủ trương có từ 2011, hai năm sau mới có đề án tổng thể, giữa 2013 mới có đề án tái cơ cấu ngân hàng, doanh nghiệp, vẫn chưa có đề án lĩnh vực đầu tư công và nợ công.

Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm:Tái cơ cấu còn chậm - 1

Ông Cao Sĩ Kiêm, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, phát biểu sáng 1/11. Ảnh: TTXVN

Tuy mới thực hiện, nhưng đã có một số kết quả bước đầu. Ví dụ, trong đầu tư công đã xác định được cơ bản những công trình, dự án kém hiệu quả để cắt bỏ. Đã loại 1.300 dự án không đủ điều kiện, thiếu hồ sơ. Riêng năm nay đã có gần 180 doanh nghiệp được sắp xếp lại. Mặc dù đầu tư từ khu vực nhà nước năm nay giảm, nhưng tỷ lệ đầu tư công trong toàn xã hội vẫn đảm bảo, vẫn giữ được tính chất dẫn dắt, định hướng nền kinh tế; giữ được đầu tư cốt lõi của nhà nước vào những công trình trọng yếu cả trong kinh tế, văn hóa - xã hội, không để nền kinh tế ngắt quãng, đình trệ.

Ngân sách chắc chắn cũng không thể chi viện, chi viện là chết ngay. Còn để nước ngoài vào mua nợ xấu thì pháp lý chưa đầy đủ. Có người nói, chờ cho bất động sản lên để giải quyết nợ xấu, đó chỉ là thúc thủ thôi.

Về lĩnh vực ngân hàng, đã sắp xếp được ngân hàng yếu kém, chống được đổ vỡ. Bắt đầu xây dựng đề án nâng chất lượng, hiệu quả ngân hàng theo kinh tế thị trường, hội nhập đối với tất cả ngân hàng thương mại; tạo tư tưởng tốt để giải thể các tổ chức phi ngân hàng gây hậu quả xấu trong thời gian qua.

Nhìn vào việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay, có ĐB cho rằng nếu nóng vội sẽ dẫn đến thất thoát vốn khi cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp? Ông có nhận xét gì?

Tồn tại chung là tái cơ cấu các lĩnh vực vẫn chưa gắn được với đổi mới, thay đổi mô hình tăng trưởng. Trong đầu tư công, vay nợ công mới mang tính cắt giảm, giải quyết tình thế, bức xúc, còn xây dựng cơ chế phân bổ vốn bài bản, hiệu quả theo hướng bền vững chưa làm được. Sắp xếp DN thì hiệu quả, kết quả thoái vốn, cổ phần hóa, giải quyết hậu quả do các tập đoàn gây ra là chưa tương xứng. Điều đáng ngại là vấn đề tài sản, lao động, vốn mất thì trách nhiệm của nhà nước, của DN vẫn chưa được rõ.

Trong ngân hàng, lo nhất là nợ xấu. Nợ xấu vẫn ách tắc vì cơ sở pháp lý để xử lý chưa đảm bảo, vốn để mua nợ xấu còn hạn chế, sự hỗ trợ, phối hợp chưa chặt chẽ, kết quả chậm, lùng bùng. Thêm nữa, chúng ta đánh giá tình hình chưa sát, chưa thống nhất. Chỉ đạo cũng chưa thật sự quyết liệt, đồng bộ. Đôi khi khen chê không rõ ràng, người làm được không khen, người không làm không phê bình, nên người ta không làm, tạo ra rào cản, sức ì lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Tuấn (Báo Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN