Nghe lời khuyên của tỷ phú “còn trinh”

Bắt nguồn từ cái tên thương hiệu lừng lẫy “Virgin” của mình, Richard Brason được nhiều người ví von với biệt danh “tỷ phú còn trinh”.

Chàng trai tầm 20 tuổi Richard Brason cầm bản hồ sơ xin việc mà chắc chẳng ai quan tâm: bỏ học giữa chừng vào cấp 3, kỹ năng đọc và toán kém. Không chỉ vậy, với mái tóc dài, cách ăn mặc kiểu Hippie, lại thêm 2 lần bị bắt vào tù vì nghi ngờ trốn thuế. Đó là hình ảnh của Richard Brason thời trai trẻ.

Bước sang tuổi 59 vào tháng Bảy vừa rồi, cuộc đời của Brason đang ở những trang vàng đỉnh cao, với giá trị tài sản lên tới 4,4 tỷ đô la và là người giàu thứ 236 trên thế giới, theo công bố của tạp chí Forbes. Branson đã xây dựng thương hiệu Virgin của mình trên rất nhiều lĩnh vực từ hàng không; vũ trụ, viễn thông; tài chính đến nước giải khát Virgin Cola.

Nghe lời khuyên của tỷ phú “còn trinh” - 1

Nguồn: the province

Bền bỉ, can đảm và giàu trí tưởng tượng là những hành trang tiếp bước cho hành trình của Branson. Gia đình của ông chính là cái nôi nuôi dưỡng đức tính tự lập, và tinh thần của một chủ doanh nghiệp khi luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Branson bị mắc hội chứng khó đọc, và khó tiếp thu một vài khái niệm. Ngay cả đến bây giờ, ông vẫn không tin vào các con số. “Tôi không muốn phức tạp cuộc sống của mình bằng những bản báo cáo tài chính”, Branson vừa cười vừa nói, nhưng thay vào đó, ông bù đắp những thiếu hụt của mình bằng cách đặt niềm tin vào trực giác hiếm có, phát triển những kỹ năng đặc biệt.

“Tôi làm bằng trực giác và bởi những kinh nghiệm cá nhân”, Branson chia sẻ, “ Nếu tôi dựa vào các con số kế toán để đưa ra quyết định, thì chắc tôi chẳng bao giờ đầu tư vào hàng không. Tôi chắc cũng không tham gia vào lĩnh vực vũ trụ, hay hầu hết các mảng kinh doanh mà tôi đang làm.”

Lời khuyên của Branson dành cho các doanh nghiệp đang phải đối mặt với thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay: “Chướng ngại vật và thách thức là điều tốt cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho doanh nghiệp. Bởi nó khiến chúng ta phải suy nghĩ vượt ra ngoài giới hạn, phải sáng tạo. Thách thức cho bạn chính là theo đuổi ý tưởng tốt. Tôi nghĩ nếu bạn tìm được một ý tưởng hay, hãy thử sức. Nếu bạn ngã, hãy đứng dậy. Học từ những sai lầm của mình. Và nhớ rằng, nếu bạn thành công, bạn sẽ tạo ra những thay đổi thực sự trong cuộc sống của những người khác”.

Nghe lời khuyên của tỷ phú “còn trinh” - 2

Richard Branson và vũ nữ thoát y nổi tiếng Dita Von Teese. Nguồn: Dailymail

Phá vỡ luật lệ

Trong những năm đầu mới thành lập, hãng đĩa Virgin của Branson gặp các khó khăn liên miên về dòng tiền, ngay cả khi việc bán hàng thuận lợi. Để trả tiền thấu chi, Branson đã giả mua đĩa để xuất khẩu sang Anh, nhằm trốn thuế. Cái giá của hành động này là Branson bị bắt tạm giam, phải trả 60,000 bảng Anh để được bảo lãnh ra ngoài và để lại lý lịch phạm pháp. Trước đó ông cũng đã từng bị bắt vì phạm luật khi phát hành tạp chí Student từ năm 1889 đến năm 1917, tạp chí bị cấm xuất bản, còn Branson sau đó may mắn không phải ngồi tù do nhận được sự giúp đỡ từ một luật sư giỏi.

Sau bài học này, Branson đã tự thề với bản thân là sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì phạm pháp nữa, và các hoạt động kinh doanh mà ông tham gia có thể khiến ông tự hào về chính mình. “Bố mẹ tôi đã luôn cố dạy tôi điều này: danh tiếng là tất cả những gì mà ta có trong đời. Ta có thể rất giàu, nhưng nếu như ta để lại tiếng xấu thì sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc.”

Branson trả tiền phạt, nhìn lại và nhận ra rằng những sai lầm trong quá khứ cỏ thể hủy hoại cuộc đời của mình. “Quả là không thể ngờ, một người với tiền sử phạm pháp, lại có thể được phép kinh doanh hàng không”.

Cất cánh

Hãng hàng không Virgin Atlantic Airways của Branson đã đối diện với vô vàn thách thức khi thành lập, hoàn toàn không phải đối thủ cạnh tranh của British Airways khi hãng này đã nắm quyền chi phối sang cả phía bên kia Đại tây dương. Branson cho rằng các hãng hàng không lớn sẽ không thể theo sát được với nhu cầu của khách hàng, vì thế Virgin Atlantic có thể thành công nếu đem đến cho khách hàng thêm trải nghiệm về những chuyến bay tiện nghi, với chất lượng dịch vụ tốt ở mức giá hợp lý. Để giảm thiểu rủi ro về tài chính, Virgin Atlantic bắt đầu chỉ với một chiếc máy bay lớn đi thuê vào năm 1984.

Cuộc cạnh tranh giữa Virgin Atlantic và British Airways càng trở nên khốc liệt hơn, khi Branson cáo buộc Britist Airways cạnh tranh không lành mạnh, cướp khách của Atlantic. Đễn mãi năm 1993, Branson mới đồng ý thỏa thuận khi British bồi thường cho Branson 500,000£ và Virgin £100,000.

Nghe lời khuyên của tỷ phú “còn trinh” - 3

Richard Branson trong trang phục Nữ tiếp viên hàng không, phục vụ hành khách trên chuyến bay của Virgin Atlantic. Nguồn: Komonews

Trong giữa cuộc cạnh tranh trên thương trường, việc tăng giá xăng dầu và khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào những năm 1990 đã khiến số tiền mà Branson chi ra cho hoạt động của Virgin Atlantic quá lớn. Để trả nợ ngân hàng, Branson phải đối mặt với quyết định khó khăn nhất của mình, bỏ qua lời khuyên của vợ, đó là bán hãng đĩa Virgin Music Group mà ông sáng lập vào năm 1992 cho Thorn EMI. Đáng buồn thay cho Branson, khi mà hãng Virgin mới ký hợp đồng thu âm cho Rolling Stones, ước mơ cả đời của Branson.

Tuy nhiên nhờ có quyết định bán hãng đĩa Virgin này mà Branson có 1 tỷ đô la tiền mặt để trả các khoản nợ của Virgin Atlantic, đồng thời thoát khỏi các gánh nặng nợ nần khác.

Con đường mới

Sau những thất bại xương máu, Branson tìm ra một chiến lược mới mà ông gọi là “tư bản liên doanh thương hiệu”, cho phép ông điều hành nhiều công ty cùng lúc với rủi ro về tài chính thấp nhất. Cho đến nay, tập đoàn Virgin của Branson đã trở thành một đế chế hùng mạnh, với hơn 200 công ty độc lập, các cổ đông và ban lãnh đạo độc lập, nhưng lại chung thương hiệu, cũng như những nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm của những người cùng gia đình Virgin.

Nghe lời khuyên của tỷ phú “còn trinh” - 4

Nguồn: Virgin

“Không có một nguyên tắc nào cả. Bạn không biết đi bởi tuân theo những nguyên tắc. Bạn biết bởi bạn làm”. Branson chia sẻ, và ông luôn đặt trọn tâm huyết của mình vào cho công ty, từ những ngày đầu thành lập cho đến nay khi đã trở thành một đế chế vững mạnh. Một bí quyết thành công mà Branson tiết lộ đó là “phải tìm được những người giỏi tin tưởng vào ý tưởng của bạn để làm cùng bạn”. Cũng như việc được gia đình ủng hộ hết mình, Branson luôn sẵn sàng giúp đỡ và truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp mới thành lập. 

“Chủ doanh nghiệp là trái tim của hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp không hẳn phải có nhiều vốn, mà quan trọng là ý tưởng. Chủ doanh nghiệp cũng phải là một người xuất sắc. Sự xuất sắc ấy không đến từ sự cho phép hay tán dương của những người khác, mà đến từ những khám phá, thay đổi thế giới mà người ấy làm được.” Branson chia sẻ. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Muôn Xuân (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Chuyện về những tỷ phú giàu nhất thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN