Con đường thành triệu phú của "vua đánh giày”

Trải qua nhiều thất bại, “ông vua đánh giày” hiện có nhân viên ở tất cả sân bay của Nam Phi và dự kiến mở rộng thị trường sang Mỹ, Vương quốc Anh…

Giày cao gót thanh lịch, giày bệt… hay bất kỳ loại giày nào bạn sử dụng cho một cuộc gặp quan trọng, bạn đều muốn nó phải ở trong tình trạng tốt nhất. Một số người dùng bàn chải, người khác dùng khăn, có người kỳ công hơn rời khỏi bàn làm việc, gọi thợ đánh giày tới để biến đôi giày của mình thành như mới.

Còn nếu bạn có công việc tới sân bay Nam Phi và ai đó tới đánh giày cho bạn. Đó là nhờ công của Lere Mgayiya, người được gọi là “triệu phú đánh giày” hay “ông vua đánh giày”.

“Chúng tôi là công ty đánh giày lớn nhất Châu Phi. Tại Johannesburg, chúng tôi đánh 350 đôi mỗi ngày, tại Cape Town là 120 và Durban cũng tương tự. Công ty Lere’s Shoe Shine có nhân viên tại tất cả các sân bay ở Nam Phi. Hiện tôi đang để mắt tới các đối tác tại Mỹ và Anh cũng như các nơi khác ở Châu Phi”, triệu phú Lere Mgayiya nói với giọng không hề pha một chút kiêu ngạo.

Lere Mgayiya, 40 tuổi, thường nổi bật với bộ vest màu đen. Với thu nhập hằng năm lên tới gần 2,5 triệu rand (chừng 227.000 USD), phong thái của Mgayiya luôn thể hiện sự thoải mái.

Nhưng để tới thành công ngày hôm nay, người đàn ông giỏi giang, tháo vát Nam Phi này đã phải trải qua rất nhiều nguy hiểm và khó khăn.

Con đường thành triệu phú của "vua đánh giày” - 1

Lere Mgayiya (bên phải) đã có ngày khởi đầu khó khăn khi chỉ có chiếc ghế đôn thay vì ghế salon cho khách hàng. Giờ đây, khách của anh có thể ngồi trên ghế bọc da để thư giãn trong khi đôi giày của họ được đánh bóng.

Khởi đầu tại sân bay

Một thời gian dài trước khi trở thành “ông vua đánh giày” của Nam Phi, Mgayiya là người phân phát thẻ ra vào cho hãng hàng không Nam Phi. Tuy nhiên, sau 5 năm làm việc và lên chức giám sát, Mgayiya cảm thấy thừa thãi.

“Tuy nhiên, lúc đó tôi không sẵn sàng ra đi. Tôi cảm thấy sợ và thực tế đã cho tôi động lực”, ông vua đánh giày nhớ lại.

Mgayiya dừng việc phân phát thẻ ra vào và tham gia việc vận chuyển thú nuôi cùng gia đình. “Tôi thích được ra ngoài và đặt mục tiêu cho mình để hướng tới”.

Tuy nhiên, cuộc sống tại gia đình vẫn không phải là đích cuối cùng của Mgayiya. Khi anh ngỏ ý muốn vay tiền để kinh doanh, bác của Mgayiya đồng ý và khuyến khích cháu trên con đường kinh doanh của riêng minh. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Mgayiya phá sản và thất nghiệp.

Con đường thành triệu phú của "vua đánh giày” - 2

 Khi đoạt giải thưởng 23.700 đô, Mgayiya dành hết tiền vào việc kinh doanh, mua ghế và các đồ nghề đánh giày.

Thất bại liên tiếp

Khi Mgayiya tách ra kinh doanh riêng, mẹ anh phụ trách vị trí lúc đó của con. Còn Mgayiya vẫn giữ liên lạc với những khách hàng cũ của mình. Sau đó, anh nảy ra một ý tưởng: bán trứng gà của những khách hàng này cho các quán ăn ở Nam Phi. Mgayiya chỉ dành được 6 USD lãi đối với mỗi hộp trứng. Tuy nhiên, rốt cuộc công việc này không mang lại lợi nhuận trong khi vô cùng vất vả.

Vẫn giữ niềm hi vọng, Mgayiya tham gia trò chơi trúng thưởng trên truyền hình bằng việc nghĩ ra một ý tưởng quảng cáo. Hãng Red Bull đã thích ý tưởng này và Mgayiya thắng trong cuộc thi. Anh được giải thưởng 3.100 USD trong vòng 2 ngày.

Mgayiya đầu tư tất cả số tiền này vào công ty cây xanh. Tuy nhiên, 6 tháng sau, nhà triệu phú tương lai rỗng túi, trở về tình trạng lang thang ban đầu.

Trải qua nhiều quãng thời gian khó khăn, Mgayiya cảm thấy cần có một nguồn thu nhập ổn định. Anh bắt đầu kinh doanh đánh giày tại sân bay Cape Town. Anh liên lạc với những người quen ngày trước và được sắp xếp một góc tại sân bay vào tháng 11/2002. Thời hạn là trong vòng 1 năm, Mgayiya phải phát triển, nếu không sẽ bị lấy lại khoảng không gian này.

“Lúc đó, tôi bán xe và làm nhân viên tiếp tân trong 3 tháng. Tôi đi xin và vay mượn khi bắt đầu công việc này”, Mgayiya nói.

Thành công nhờ 1 cái tên

Trước khi có thể bắt đầu công việc đánh giày, Mgayiya còn phải vay tiền để mua đồ nghề như ghế ngồi cho khách, bàn chải…. Vào ngày đầu tiên, Mgayiya và đồng nghiệp duy nhất của mình lại nhận được tin xấu: Người cung cấp đồ đánh giày đã không giao hàng. “Tôi phải đánh giày trong khi khách ngồi lên bàn”, Mgayiya nhớ lại.

Thời gian đầu, hai người phải làm việc từ 5h tới 21h mọi ngày trong tuần, trừ Chủ nhật. “Tôi rời nhà trước khi gia đình thức dậy và chỉ quay về khi con gái đã đi ngủ. Tôi rất chán nản”, Mgayiya nhớ lại.

Nhưng khách hàng dần nhiều hơn sau khi một vị khách gợi ý rằng tên công ty nên mang màu sắc cá nhân. Và từ đó, công ty từ tên “Airport Shoeshine” (Đánh giày Sân Bay) thành “Lere’s Shoe Shine” (tạm dịch: Công ty đánh giày của Lere). Mọi người thích cái tên đó. Và chỉ sau 1 tháng, nhóm đã phải tuyển thêm 3 nhân viên và công việc ngày càng nhiều.

Những kế hoạch lớn

Thành công tại Cape Town không làm thỏa mãn tham vọng của Mgayiya. Sau 1 năm, anh có cơ hội tiếp xúc với người phụ nữ có quyền quyết định trên tất cả các sân bay tại Nam Phi. Cô thích ý tưởng của Mgayiya và việc mở rộng thị trường được triển khai ngay sau đó. Hiện công ty đa có 60 nhân viên tại 5 sân bay trên toàn Nam Phi. Trong đó, 3 sân bay đông nhân viên nhất là Cape Town, Durban và Johannesburg.

“Tôi có nhà riêng, cho con gái đi học trường tư. Tôi đã cưới một người vợ xinh đẹp và không còn phải làm việc từ 5h – 21h nữa. Và gia đình tôi thích điều đó. Bạn cũng có thể làm như thế. Khi bắt đầu kinh doanh tại Nam Phi, bạn cần niềm tin rất lớn vào bản thân. Nếu bạn không đi, không bao giờ bạn tới”, Mgayiya thường xuyên nói với các đồng nghiệp như vậy.

Mgayiya đang dự tính sẽ mở rộng thị trường sang Angola, Kenya và Nigeria cũng như Mỹ hay Vương quốc Anh. Thành công của “ông vua đánh giày” này là kết quả của sự kiên trì sau nhiều lần thất bại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thúy Trần ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN