Xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng thuốc

Nhiễm khuẩn trong bệnh viện được ví von là “sát thủ” gây bệnh vô hình. Có 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp luôn rình rập người bệnh.

Nhóm các bác sĩ ở BV Nhân dân Gia Định đã nghiên cứu tất cả các bệnh phẩm được lấy từ các nhiễm trùng được xác định ở bệnh viện này, cho thấy có 300 chủng vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn bệnh viện.

Theo TS-BS Lê Thị Anh Thư- Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM hiện có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường xuyên gây ra bệnh nguy hiểm.

“Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vết mổ do nhiễm khuẩn bệnh viện đáng báo động trong các cơ sở y tế hiện nay. Riêng tại TPHCM, khảo sát vào tại 23 BV cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn là 5,56%”- bác sĩ Thư nói.

Đáng lo ngại đã xuất hiện nhiều hơn các loại vi khuẩn kháng thuốc và những loại được sử dụng như vũ khí sinh học nguy hiểm mới xuất hiện tại cộng đồng và bệnh viện như tác nhân gây bệnh than, dịch hạch, đậu mùa, helicobac terpylori, HIV, rotavirus, hepatitis C virus.

Nguy hiểm hơn, các vi sinh vật do vi khuẩn tạo ra có khả năng tạo ra những chất sinh học có khả năng đề kháng cao và cao gấp 1.000 lần so với những sinh vật không đề kháng.

Bác sĩ Minh Tuyết cho biết ngày càng xuất hiện nhiều các loại vi khuẩn đề kháng được với nhiều kháng sinh đang sử dụng.

“Nhiều loại vi khuẩn đề kháng với tất cả kháng sinh họ penicillins, cephalosporins. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì đa số các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đề kháng với rất nhiều loại kháng sinh thông thường. Đơn cử như S. aureus đề kháng hơn 60% với nhiều kháng sinh”- bác sĩ Minh Tuyết cho biết.

Trong khi đó, các chủng virus Acinetobacter spp có tỉ lệ đề kháng với kháng sinh nhóm carbapenems với 100% với kháng sinh Imipenem.

Gánh nặng cho người bệnh

Không chỉ kéo dài thời gian nằm viện và tiêu tốn chi phí của người bệnh, bác sĩ Phan Văn Báu- Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, người bệnh càng lên bệnh viện tuyến trên thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn do các cơ sở này thực hiện nhiều thủ thuật, phẫu thuật và quá tải bệnh nhân.

“Hệ lụy từ nhiễm khuẩn bệnh viện khiến người bệnh tăng biến chứng và tử vong, kéo dài thời gian nằm viện thêm 7 - 15 ngày, tăng tỷ lệ kháng thuốc, chi phí điều trị thường cao gấp hai-bốn lần so với những trường hợp bình thường”- bác sĩ Báu thông tin.

Theo nghiên cứu của bác sĩ Thư cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng thời gian điều trị thêm từ 9-24 ngày và tăng từ 2-30 triệu đồng.

Theo kết quả điều tra về thực trạng công tác kiểm soát nhiễm tại 522 bệnh viện ở các tuyến trong năm 2012 cho 40% bệnh viện chưa có mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn; 5% bệnh viện chưa thành lập khoa hoặc tổ kiểm soát nhiễm khuẩn và 22% khoa kiểm soát nhiễm khuẩn chưa có trưởng khoa.

Xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng thuốc - 1

Hệ lụy từ nhiễm khuẩn bệnh viện khiến người bệnh tăng biến chứng và tử vong

Bác sĩ Nguyễn Sử Minh Tuyết- Khoa Vi sinh BV nhân dân Gia Định cho biết trong nhóm vi khuẩn có nguy cơ gây nhiễm cao thì khuẩn Escherichia coli chiếm gần 30%, Klebsiella spp chiếm 26% và E.coli chiếm gần 30%...và hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn này đa kháng kháng sinh với tỉ lệ đề kháng rất cao.

Trong khi đó, thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy các loại khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện như E. coli chiếm 8%, Enterobacterspp chiếm 20%. Tuy nhiên, khảo sát ở BV Bệnh Nhiệt Đới TPHCM trên các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện cho thấy có đến 38% E. coli và 36% Klebsiella spp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Gia Phú (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN