Trời nóng là "sát thủ" hại thận người

Trái đất nóng lên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của con người và giờ đây, những nghiên cứu mới nhất khẳng định nhiệt độ cao là “sát thủ vô hình” gây hại cho thận của con người.

Trời nóng là "sát thủ" hại thận người - 1

Công nhân trồng mía ở Sao Paolo, Brazil.

20 năm qua, ít nhất 20.000 công nhân ở các đồn điền mía đường Trung Mỹ đã thiệt mạng vì một căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một phức tạp, căn bệnh này diễn biến ngày một tiêu cực.

Ban đầu, dịch bệnh được cho là gây ra bởi thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, những công nhân làm việc ở vùng núi cao không hề gặp phải bệnh lạ này. Chỉ có những người làm việc ở vùng ven biển mới gặp dấu hiệu và nhiễm bệnh.

Nghiên cứu chỉ ra rằng làm việc nặng nhọc ở vùng khí hậu đất trũng khiến công nhân thiếu nước, gây áp lực rất lớn lên thận và khiến họ thiệt mạng. “Khi trời rất nóng, tổn hại cho thận là điều có thể nhìn thấy”, giáo sư Richard Johnson từ Đại học Colorado, nói.

Những dấu hiệu bệnh thận được phát hiện ở những công nhân làm việc ở vùng khí hậu nóng bức như Sri Lanka, Ai Cập và thành phố Andhra Pradesh, Ấn Độ. Khi nhiệt độ trái đất tăng cao và bức xạ nhiệt ngày một dữ dội, số người mắc bệnh thận sẽ ngày một nhiều. Nghiên cứu trên được đăng tải mới đây trên tạp chí Clinical của Hiệp hội Nghiên cứu thận Mỹ.

Một tác động khác của biến đổi khí hậu chính là nhiều ca bệnh sỏi thận hơn. Chính vì sự mất nước thường xuyên khiến thận tạo sỏi. Ở Mỹ, hơn 50% số ca mắc sỏi thận tập trung ở những vùng khí hậu nóng ẩm miền nam thay vì các bang lạnh giá miền bắc.

Số ca mắc sỏi thận gia tăng khi nhiệt độ trái đất tăng cao, đặc biệt trong mùa hè. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài do biến đổi khí hậu, nguy cơ mắc sỏi thận sẽ trải dài về phía bắc với nhiều ca bệnh được phát hiện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh – Guardian ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN