Thực phẩm nên - không nên ăn để phòng ngừa ung thư gan

Sự kiện: Ung thu gan Ung thư gan

Các loại rau quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Rau lá xanh, khoai tây, cà rốt, trái cây họ cam quýt… có tác dụng bảo vệ gan khỏi ung thư.

Thực phẩm nên ăn

Ăn rau và trái cây

Các loại rau quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Rau lá xanh, khoai tây, cà rốt, trái cây họ cam quýt… có tác dụng bảo vệ gan khỏi ung thư. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, mọi người mỗi ngày nên ăn nhiều hơn 5 loại rau và trái cây, buổi sáng uống một ly nước trái cây, chiều ăn một miếng trái cây, trưa ăn từ hai loại rau trở lên. Trung bình, nguy cơ mắc bệnh ung thư gan sẽ giảm 20% nếu một ngày ăn từ 400 đến 800 g rau quả.

Chế phẩm từ sữa

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc dùng chế phẩm từ sữa mỗi ngày sẽ giảm 78% nguy cơ ung thư gan. Hiện nay, trẻ em đã tập được thói quen sử dụng sữa mỗi ngày nhưng hầu hết người lớn thì chưa, điều này cần được cải thiện.

Thực phẩm dạng chồi như măng, rau diếp và măng tây

Các chuyên gia gợi ý rằng, ăn nhiều loại thực phẩm này có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan và giúp ngon miệng hơn.

Thực phẩm nên tránh xa

Rượu

Thói quen uống rượu thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Khi tế bào dạ dày bị tổn thương, các chất độc hại trong thực phẩm sẽ dễ dàng được hấp thụ vào dạ dày và gây ra viêm gan do rượu, làm tổn hại đến chức năng giải độc của gan, là yếu tố gây xơ gan và ung thư gan.

Đồ muối chua

Các loại đồ mối như: Bắp cải muối, dưa muối, dưa chua làm món khai vị khá ngon, nhất là khi thời tiết nóng. Tuy nhiên, trong dưa chua có chứa một lượng nitrosamine cao được chứng minh gây ung thư gan, do vậy nên ăn hạn chế hoặc tốt nhất không ăn đồ muối chua.

Dầu thực vật, mỡ động vật đã biến chất

Các chuyên gia khuyên không nên lưu trữ dầu thực vật và mỡ động vật quá lâu, đặc biệt không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Dầu mỡ để lâu sinh ra chất hóa học MDA, có thể tạo ra polymer phản ứng với protein và DNA trong cơ thể, gây đột biến cấu trúc protein, làm cho tế bào đột biến thành tế bào ung thư. Ngoài ra, các polymer có thể cản trở việc MDA tái tạo DNA và đẩy nhanh quá trình lão hóa ở người.

Thức ăn bị mốc

Chất aflatoxin trong thức ăn bị mốc có thể gây ung thư gan, thời gian phát bệnh rất nhanh, chỉ trong vòng 24 tuần. Vì vậy cần bảo quản thức ăn cẩn thận, khi thấy bị mốc cần bỏ ngay, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía, dầu đậu phộng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo T.Anh (Giadinh.net)
Ung thu gan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN