Suýt phải cắt bỏ chân vì… một vết xước

Sự kiện: Sống khỏe

Người phụ nữ đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa phải cắt bỏ một bên chân, sau khi bị một vết xước do chiếc đinh gỉ sượt ngang lúc dọn nhà.

Cô Colleen O’Connor (38 tuổi, Ontario, Canada) thức dậy với cảm giác đau đớn ở chân trái. Cô tưởng là mình đã bị thương khi tập thể thao, bởi cô thường xuyên tập gym và kick boxing. Cơn đau ngày càng nặng và cô phải nhờ cha mẹ đưa đến phòng cấp cứu. Vừa nhập viện, cô đã gặp một cơn sốc và hôn mê suốt 10 ngày.

Suýt phải cắt bỏ chân vì… một vết xước - 1

Cô O’Connor đang tập đi lại trong bệnh viện - ảnh do gia đình cung cấp

Cô tỉnh dậy với vết khâu lớn trên chân, sau 3 ca phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa quận Welland. Các ca mổ nhằm cắt lọc vùng hoại tử trên chân, sau khi cô được chẩn đoán là bị viêm, nhiễm trùng nặng dẫn đến hoại tử.

Cô đã phải trải qua 1 tháng trong đơn vị hồi sức tích cực và gần 3 tháng liên tục ra vào, trải qua 97 thủ thuật y tế khác nhau để làm lành vết thương và tập đi bộ trở lại. Cô bị phát triển chứng PTSD (rối loạn stress sau sang chấn), bởi quãng thời gian quá đau đớn đó.

Suýt phải cắt bỏ chân vì… một vết xước - 2

Cô tỉnh dậy với vết khâu lớn trên chân, dấu tích của 3 lần phẫu thuật - ảnh do gia đình cung cấp

Trong quãng thời gian đó, tình trạng nhiễm trùng đôi khi nặng đến nỗi các bác sĩ tưởng đã mất cô. Họ đã nghĩ đến việc cắt bỏ chân và cũng không dám chắc mất chân rồi cô có hồi phục lại không.

Điều đáng nói là qua việc cố lục lại trí nhớ cũng như các chẩn đoán ban đầu của bác sĩ, mọi sự bắt đầu từ một vết xước rất nhỏ trên chân cô. Đó là vào 4 ngày trước khi cô bị sốc và hôn mê. Cô giúp một người bạn dọn dẹp nhà và một chiếc đinh gỉ đã gây ra vết xước. Cô lấy áo lau máu và sau đó quên bẵng vết xước đi.

Rất may cho đến nay, sau nhiều tháng vật lộn, cô O’Connor đã khỏe mạnh trở lại. Cô quyết định chia sẻ câu chuyện với báo giới, như một lời cảnh báo với mọi người về sự tai hại của những vết thương tưởng chừng là chuyện vặt.

Chuyện đặc biệt về người có “ngân hàng máu sống”

Bất kể lúc nào bác sĩ gọi, khi có bệnh nhân cấp cứu cần nhóm máu hiếm là anh Long có mặt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo A. Thư ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN