Sai lầm tai hại khi chế biến cua cần thay đổi ngay!

Cua là thực phẩm ngon, bổ dưỡng được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn của nhà mình. Tuy nhiên, nếu bạn ăn chế biến sai lầm, cua có thể gây hại sức khỏe của gia đình bạn.

Cua được coi là một món đặc sản ở nhiều nước, nó có đầy đủ Protein và omega-3 axit béo, tốt cho cơ bắp, bảo vệ chống lại bệnh tim và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, rất tốt cho sức khỏe của mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già.

Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách thì món ngon, bổ dưỡng này lại có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm khi chế biến cua cần thay đổi ngay:

    [Sai lầm tai hại khi chế biến cua cần thay đổi ngay! - Ảnh 1]

Sai lầm tai hại khi chế biến cua cần thay đổi ngay! - 1

Sai lầm khi chế biến cua

Không rửa sạch cua

Cua ở sông hồ biển thường lấy xác động vật hoặc các chất mùn làm thức ăn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất.

Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể có thể khiến người ăn đi ngoài. Cách ăn cua an toàn nhất là luộc hoặc hấp cua chín kĩ rồi mới thưởng thức.

Mua cua chết

Bạn chỉ nên mua cua sống. Bởi sau khi cua chết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nẩy nở và thâm nhập vào phần thịt cua, khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.

Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cua chết hoặc sắp chết. Cua còn tươi sống có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch. Tránh những con cua sắp chết, phần mai có màu vàng, chân cua mềm, lật qua lật lại khó khăn.

Bảo quản không an toàn

Sai lầm tai hại khi chế biến cua cần thay đổi ngay! - 2

Sau khi nấu chín, cần bảo quản cua ở nơi thoáng, sạch sẽ, không đun lại. Ảnh minh họa.

Sau khi chế biến xong ăn không hết, phần còn lại tốt nhất nên để ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn nhất định phải đun lại.

Những người tuyệt đối không nên ăn cua

- Thịt cua có tính hàn, vì vậy những người có tì vị hư nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài.

- Người bị cảm lạnh sốt, tiêu chảy, người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua.

- Ngoài ra, trong cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao không tốt cho những người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao.

Cách nhận biết cua lành cua độc

Theo ông Phạm Xuân Kỳ - Trưởng phòng Hóa sinh biển Của Viện Hải Dương học Nha Trang chia sẻ trên báo Trí Thức Trẻ, để phân biệt cua độc ngoài việc mua cua ở những nơi uy tín, bạn cần lưu ý và tránh những con cua có hình thù kỳ lạ, mai cua có nhiều hoa văn vằn vện, lạ mắt.

Sai lầm tai hại khi chế biến cua cần thay đổi ngay! - 3

Nhận biết cua lành cua độc cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý tránh các loài cua sống ở vùng rạn san hô. Có nhiều loại cua thường, không độc nhưng sống ở vùng rạn, ăn phải tảo độc thì cũng có thể gây ngộ độc nếu ăn phải.

Để chọn được những con cua lành, thơm ngon, chắc thịt, khi chọn mua cua biển bạn nên chọn con có lớp vỏ màu xám đục, yếm to.

Chọn cua có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch là tốt nhất. Những con cua càng mọng nước là cua xốp, không ngon.

Ngoài ra, bạn nên chọn những con còn sống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bơi khỏe, cầm chắc tay, thân hình lành lặn. Tránh mua cua đã chết, có mùi hôi, tanh nồng nặc hoặc có mùi nước tiểu.

Dùng ngón tay bấm thử vào phần yếm bụng của cua, nếu thấy cứng thì là cua già (nhiều thịt), nếu thấy mềm, phần yếm nhẵn mịn là cua mới lột vỏ (to, nặng nhưng nhiều nước, ít thịt).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhã Nam (Người đưa tin)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN