Phát minh mới: Dùng tế bào từ máu dây rốn để phẫu thuật hở hàm ếch

Các nhà khoa học cho biết, máu từ dây rốn có thể được sử dụng để chữa hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh. Đây là tin vui cho các bậc làm cha mẹ không may có con bị chứng bệnh bẩm sinh này.

Cứ 700 em bé được sinh ra sẽ có 1 bé không may bị hở hàm ếch, khiến phần giữa mũi và miệng có một khoảng trống. Thí nghiệm mới đã được thử nghiệm trên 9 đứa bé tại bệnh viện De San Jose ở Bogota, Colombia cho hay, các bác sĩ đã sử dụng tế bào gốc lấy từ máu dây rốn để giảm bớt số ca mổ phải tiến hành trên trẻ bị dị tật này

Các nhà nghiên cứu nói rằng : “Khả năng tái sinh của các tế bào gốc rất thần kỳ, khiến chúng tôi rất phấn khích và không ngừng tìm ra những phương pháp mới để bổ sung vào kỹ thuật phẫu thuật cổ điển, nó đã mang lại những kết quả tốt hơn những bệnh nhân hở hàm ếch”.

Các bác sĩ đã tiến hành phương pháp này trên một bé gái, họ nói rằng cô bé có “độ dày tốt” của xương hàm. Cô bé được chấn đoán là phần xương bị thiếu ở hàm trên khi vẫn đang nằm trong bụng mẹ.

Phát minh mới: Dùng tế bào từ máu dây rốn để phẫu thuật hở hàm ếch - 1

Ngay sau khi sinh, các bác sĩ đã lấy máu từ cuống rốn đem đi đông lạnh để sử dụng cho việc chữa trị sau này.

 Các nhà khoa học cho rằng máu từ cuống rốn rất giàu tế bào gốc, tế bào này có khả năng phát triển thành xương hoặc các mô khác.

Trong những tháng đầu đời, cô bé được các bác sĩ định hình phần xương bị thiếu ở hàm bằng một thiết bị giống như dụng cụ nẹp răng của nha sĩ. Khi được 5 tháng tuổi, cô bé sẽ được phẫu thuật để chỉnh sửa khe hở của môi, điều chỉnh phần da và thịt của môi trên. Đồng thời các tế bào gốc từ máu cuống rốn đã rã đông và được tiêm vào khu vực nơi xương hàm không có.

Điều này đã được tổ chức tại chỗ với một pad hấp thụ và được để lại để cho phép các tế bào gốc phát triển.

Ca phẫu thuật rất thành công, xương phát triển mới nơi tế bào gốc được tiêm và mọc răng bình thường như mọi đứa trẻ khác. Cô bé sẽ lớn lên mà không cần phải phẫu thuật thêm một lần nào nữa. Đây thật sự là một thành công rất lớn.

Các phương pháp điều trị hở hàm ếch hiện tại có thể bao gồm việc lấy xương ra khỏi những nơi khác trong cơ thể, chẳng hạn như hông sau đó ghép vào miệng. Nhưng phẫu thuật ghép xương mang nguy cơ biến chứng không thể lường trước được.

Các bác sĩ đang nghiên cứu kỹ chi tiết hơn về phương pháp này và bệnh nhân tiếp tục được theo dõi trong tương lai

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Craniofacial Surgery.

Hy hữu: Thai nhi được lấy ra phẫu thuật rồi đưa trở lại vào trong bụng mẹ

Khi bác sĩ đề nghị phương án lấy thai đang ở tuần thứ 19 ra ngoài, phẫu thuật rồi đưa trở lại tử cung của mình, người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Dailymail) ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN