Những thành phần đáng sợ trong kem đánh răng

Nhiều loại kem đánh răng chất lượng kém chứa các thành phần và hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe với liều lượng vượt quy định. Các hóa chất này có thể dẫn đến ung thư miệng, ung thư vú và gây ô nhiễm môi trường.

Kem đánh răng có gây hại cho sức khỏe không? Đó là mối lo của nhiều nha sĩ. Họ tin rằng thay vì là phần thiết yếu của thói quen hàng ngày, nhiều loại kem đánh răng chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe.

Bác sĩ Toby Talbot - chuyên gia chăm sóc răng miệng - thành viên của Đại học Bác sĩ Phẫu thuật Hoàng gia Anh – với hơn 35 năm trong ngành tin rằng các sản phẩm này thường chứa nhiều hóa học công nghiệp hơn là thuốc.

Những thành phần đáng sợ trong kem đánh răng - 1

Dưới đây là các thành phần mà bác sĩ Talbot thấy lo lắng:

Chất tẩy rửa gây loét miệng

Sodium Lauryl Sulphate (SLS) chiếm 85% kem đánh răng, được dùng làm chất làm ướt, giúp dầu bạc hà tạo mùi thơm có thể trộn với nước trong sản phẩm.

SLS mở rộng khoảng cách giữa niêm mạc, da, tế bào trong miệng, cho phép các độc tố hay chất gây ung thư xâm nhập (các chất này có thể là từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm khói thuốc lá).

Bác sĩ Toby Talbot nói: “Niêm mạc miệng là một trong các mô mỏng manh nhất trong cơ thể. SLS là chất tẩy rửa rất hiệu quả. Chất tẩy mạnh này có thể gây kích ứng, trầy hoặc thủng da trong miệng, gây loét miệng kinh niên. Nếu thấy một bệnh nhân gặp chứng loét miệng tái diễn, điều đầu tiên tôi làm là kê đơn dùng kem đánh răng không SLS”.

Triclosan

Năm ngoái, công ty sản xuất kem đánh răng Colgate đã loại bỏ các sản phẩm chứa Triclosan – một hóa chất dùng để ngăn bệnh về nướu - khỏi các quầy hàng ở Mỹ sau khi người tiêu dùng nhận thức rằng hóa chất này dẫn đến tăng trưởng tế bào ung thư.

Trong khi Colgate nói rằng Triclosan an toàn với liều nhỏ, các nghiên cứu sau này cho thấy kem đánh răng là phương tiện hữu ích để Triclosan xâm nhập vào cơ thể.

Một số nghiên cứu lấy động vật làm thí nghiệm cho thấy Triclosan có ảnh hưởng đến sự hoạt động hormone, có tiềm ẩn chất sinh ung thư. Tuy nhiên, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển của Colgate-Palmolive, Patricia Verduin phản pháo: “Các cáo buộc gần đây nói rằng Triclosan trong Colgate Total có thể dẫn đến ung thư là hoàn toàn sai sự thật. Các nhà nghiên cứu đã xem xét vấn đề về chất sinh ung thư và kết luận Triclosan trong các sản phẩm tiêu dùng không gây ung thư ở người”.

Chất làm trắng có thể tác động đến nướu

Bác sĩ Talbot nói: “Sản phẩm làm trắng dùng perôxít và hydrô perôxít để tẩy trắng răng, chúng được biết đến là chất độc, chất kích thích đối với các mô mềm. Các chất này gây hại cho màng nhầy trong miệng, có thể chỉ gây hại đến tế bào bề mặt của nướu, không làm trắng răng hiệu quả.

Những thành phần đáng sợ trong kem đánh răng - 2

Microbead trong kem đánh răng

Microbead là các hạt nhựa nổi trong kem đánh răng, chúng nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng kính hiển vi. Chúng hoạt động như chất mài mòn để loại bỏ vết ố trên răng. Nhưng chúng cũng chảy vào hệ thống nước và tìm đường vào chuỗi thức ăn. Các hạt nhựa này được tìm thấy trong hàu, trai, tôm hùm và cá ở Biển Bắc, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Mặc dù có các hóa chất nguy hiểm tiềm ẩn như vậy, bác sĩ Talbot vẫn không chủ trương việc không dùng kem đánh răng, phần lớn là vì Florua trong kem có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, giảm sâu răng.

Hiệp hội Nha khoa Anh BDA cũng khuyên: “Hãy dùng kem đánh răng chứa Florua từ thương hiệu có tiếng khiến bạn thấy thoải mái. Florua hoạt động hữu hiệu nhưng các nguyên liệu khác thì vẫn đáng lưu ý. Các công ty sản xuất kem đánh răng rất khó tiết lộ cho bạn biết có gì trong đó. Đó là bí mật thương mại”.

Sự thiếu minh bạch này khiến các nha sĩ gặp khó khăn khi đánh giá kem đánh răng. Bác sĩ Uchenna Okoye - bác sĩ của chương trình Ten Years Younger thuộc Channel 4 - nói rằng: “Bạn cần biết ưu điểm của chất làm trắng. Nhưng nếu dùng quá nhiều thì sẽ gây rắc rồi”.

Tuy đồng ý với quan điểm đối với chất Triclosan, bà vẫn ít tỏ ý quan ngại hơn đối với SLS. Bà nói: “Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đáng tin cho thấy SLS liên quan đến ung thư miệng nhưng nó được chứng minh là liên quan đến chứng loét miệng ở nhiều người”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trần Trâm (Người lao động/Daily Mail)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN