Nga tìm ra phương pháp mới chữa chứng mất trí nhớ

Một nhóm nhà khoa học Nga đã tìm ra phương pháp mới giúp sửa lỗi trên ADN bị hư hại, tạo ra cơ hội chữa trị khỏi căn bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer hay Parkinson.

Alzheimer và Parkinson là những chứng bệnh liên quan đến việc rối loạn thoái hóa hệ thần kinh. Alzheimer là một chứng mất trí phổ biến nhất. Người bệnh ban đầu sẽ không có khả năng nhớ các việc vừa xảy ra.

Nga tìm ra phương pháp mới chữa chứng mất trí nhớ - 1

Ảnh minh họa

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bao gồm sự nhầm lẫn, khó chịu, thay đổi tâm trạng, mất khả năng phân tích ngôn ngữ, mất trí nhớ dài hạn, suy giảm các giác quan. Dần dần, cơ thể sẽ mất đi một số chức năng, cuối cùng dẫn đến cái chết.

Parkinson một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói, và các chức năng khác.

Tờ RT (Nga) đưa tin, nhóm nghiên cứu do giáo sư Vasily M. Studitsky, ở Đại học Lomonosov dẫn đầu đã công bố phát hiện mới giúp chữa khỏi những căn bệnh thoái hóa thần kinh Alzheimer hay Parkinson trên tạp chí Science Advances.

Trong quá trình hoạt động của gen, ADN không ngừng co giãn như chiếc lò xo, khiến cơ thể dần lão hóa. Sự lão hóa này phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe của nhân điển hình (nucleosome).

Trong khi đó, theo giáo sư Vasily M. Studitsky khả năng cấu trúc của nhân điển hình có thể ảnh hưởng tới quá trình phát hiện và sửa chữa ADN hư hại.

Giáo sư Vasily M. Studitsky cho rằng: “Việc phát hiện sớm và sửa chữa ADN bị hư hại là điều tiên quyết cho sự sống còn và hoạt động của tế bào”.

Tuy nhiên, báo cáo cũng đưa ra nghi vấn về vấn đề các gãy đơn (SSB), là tổn thất thường xuyên xảy ra đối với ADN trong nhiều quá trình khác nhau của sự trao đổi chất tế bào.

Giáo sư cho biết: “Những SSB không được sửa chữa có thể can thiệp vào quá trình sao chép, tái tạo và hồi phục ADN gây nên sự tích tụ và dồn nén các mối gãy kép ở ADN, tăng sự mất ổn định của gian di truyền và quá trình tự hủy diệt của tế bào, do vậy nhưng căn bệnh thoái hóa thần kinh càng trở nên nghiêm trọng hơn”.

Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy có thể sửa lỗi ở các mối gẫy đơn trên ADN, ngăn chặn thần kinh bị thoái hóa và thậm chí còn trì hoãn quy trình hoại tử của tế bào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Dung (Infonet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN