Lịch tiêm chủng cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi

“Tiêm chủng là quyền lợi của trẻ em. Chúng ta phải nỗ lực để mỗi trẻ em tại Việt Nam đều được tiêm chủng”, tiến sỹ Lokky Wai, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới nói.

Theo đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, chiến dịch tiêm chủng vắc-xin sởi-rubella tại Việt Nam đã rất thành công với 19.735.000 trẻ em được tiêm chủng an toàn. Tuy nhiên, dù thành công đến đâu cũng không được lơ là.

“Chúng ta phải giữ lấy nó, duy trì lấy những kết quả ngày càng thành công hơn nữa mới là điều quan trọng”, ông Lokky Wai nói.

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi - 1

Cha mẹ nên ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ

Cũng theo đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, hiện tại cần tập trung vào tiêm chủng thường xuyên và mặc dù tiêm chủng thường xuyên có thể không được đăng tải rộng rãi, công tác này lại là không thể thiếu cho sức khỏe và hạnh phúc của các thế hệ tương lai của Việt Nam.

TS. Lokky Wai cũng khẳng định: Với năng lực sản xuất vắc-xin trong nước ngày càng được nâng cao, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và cơ quan quản lý vắc-xin được công nhận với đầy đủ các chức năng vận hành và được trang bị tốt sẽ hỗ trợ công tác tiêm chủng thường xuyên cho trẻ để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.

Vì sức khỏe và tương lai của con bạn, hãy đưa trẻ đi tiêm đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế xã, phường.

Thông tin chi tiết, tham khảo thêm tại website:

http://tiemchungmorong.vn/vi

Là người đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, TS. Lokky Wai kêu gọi Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế tiếp tục đầu tư và đảm bảo có được nguồn ngân sách cần thiết, nhân sự cũng như vắc-xin luôn sẵn có để có thể tiêm chủng một cách kịp thời cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần lưu ý tuân thủ và đảm bảo rằng con em mình được tiêm chủng đúng lịch, không chậm trễ hay trì hoãn. Việc chậm trễ hay trì hoãn không đáng có trong tiêm chủng sẽ khiến trẻ em có nguy cơ mắc bệnh.

Do đó, cha mẹ nên ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể:

Đối tượng sử dụng

Loại vắc xin

Phòng bệnh

Lịch tiêm/uống

Trẻ sơ sinh

- BCG
 

- Bệnh lao
 

- Tiêm 1 mũi cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh

- Viêm gan B

- Bệnh viêm gan B

- Tiêm mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh

Trẻ 2 tháng tuổi

- OPV

- Bệnh bại liệt

- Uống lần 1

- Quinvaxem

- Phòng 5 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B và Hemophilus influenza typ B

- Tiêm mũi 1

Trẻ 3 tháng tuổi

- OPV

- Bệnh bại liệt

- Uống lần 2

- Quinvaxem

- Phòng 5 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B và Hemophilus influenza typ B

- Tiêm mũi 2

Trẻ 4 tháng tuổi

- OPV

- Bệnh bại liệt

- Uống lần 3

- Quinvaxem

- Phòng 5 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B và Hemophilus influenza typ B

- Tiêm mũi 3

Trẻ 9 tháng tuổi

- Vắc xin Sởi

- Bệnh sởi

- Tiêm mũi 1

Trẻ 18 tháng tuổi

- Vắc xin Sởi

- Bệnh sởi

- Tiêm mũi 2

- Vắc xin DPT

- Phòng 3 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván

- Tiêm nhắc lại

Trẻ từ  1 - 5 tuổi

- Vắc xin Viêm não Nhật Bản

- Bệnh viêm não Nhật Bản B

- Tiêm mũi 1: khi trẻ 1 tuổi
- Tiêm mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
- Tiêm mũi 3: 1 năm sau mũi 2

Trẻ từ 1 – 14 tuổi

- Vắc xin Sởi-Rubella

- Bệnh Sởi và Rubella

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tiêm chủng mở rộng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN