Hạt bìm bìm chữa xơ gan, viêm thận

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Hạt bìm bìm trong Đông y có tên là “khiên ngưu tử”, có vị cay, tính nóng, hơi có độc, vào 3 kinh: Thủ thái âm phế, túc thiếu âm thận và thủ dương minh đại tràng.

Hạt bìm bìm chữa xơ gan, viêm thận - 1

Hạt bìm bìm. Ảnh: Internet 

Một số bài thuốc thường dùng khiên ngưu tử:

Chữa các chứng thũng trướng: Dùng độc vị khiên ngưu tử tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, dùng nước chiêu thuốc. Hoặc dùng khiên ngưu tử 10g, nước 300ml, sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi không được, uống thuốc nếu tiểu tiện nhiều thì khỏi.

Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính: Khiên ngưu tử 80g, hồi hương 40g, tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 - 3 ngày.

Chữa phù do viêm thận: Khiên ngưu tử 100g nghiền mịn, hồng táo (táo tầu) 80g hấp chín, bỏ hột, giã nát, gừng tươi 500g giã nát vắt lấy nước, bỏ bã. Tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp nửa giờ, trộn đều, hấp thêm nửa giờ nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần - sáng, trưa, chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2,5 ngày thì hết. Kiêng muối trong 3 tháng.

Trị giun đũa, giun móc: Khiên ngưu tử 8g, tân lang (vỏ quả cau) 8g, đại hoàng 4g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, ngày uống 2 lần, vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, mỗi lần uống 3 - 4g, dùng nước sôi chiêu thuốc, trẻ nhỏ tùy theo tuổi cần giảm bớt liều.

Triển vọng thuốc kháng HIV từ cây thanh táo ở Việt Nam

Các chuyên gia thuộc Nhóm Hợp tác đa dạng sinh học quốc tế thuộc ĐH Illinois (Mỹ), ĐH Baptist Hồng Kông (Trung Quốc) và Viện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lương y Vũ Quốc Trung (Báo Giao Thông)
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN