Hà Nội: Chưa ghi nhận ca mắc cúm mùa

Trước thông tin dịch cúm mùa đang bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, ngày 15/1, TS. Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội cho biết đến thời điểm này tại Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc cúm mùa.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ CDC dịch cúm hiện bùng phát tại 47 bang và cướp đi sinh mạng của 18 người. Dịch bệnh, bùng phát từ đầu tháng 12/2012, đã gây ra 2.200 ca nhập viện trên khắp nước Mỹ. Bệnh cúm này là một biến thể của H3N2, một loại virus nguy hiểm hơn nhiều loại virus khác trong lịch sử.

Đến nay, ở Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm cúm nhưng với tâm lý chủ quan của cộng đồng khiến các chuyên gia dịch tễ lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch.

Theo TS.BS. Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus, Ký sinh Trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cúm là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính gây sốt cao, thời gian ủ bệnh thường là 1 đến 5 ngày trước khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Bệnh cúm có thể lây nhiễm cho mọi người trên toàn thế giới bất kể tuổi tác, chủng tộc. Các trận dịch cúm có thể lây truyền từ nơi khởi phát sang các khu vực khác chỉ trong vòng vài tháng.

Tốc độ lây truyền ngày càng cao khi đã có các phương tiện di chuyển từ nước này sang nước khác. Khí hậu ẩm ướt, lạnh lẽo, phương tiện di chuyển công cộng là những điều kiện tốt khởi phát các trận dịch cúm.

Hà Nội: Chưa ghi nhận ca mắc cúm mùa - 1

Tiêm vắc-xin là phương pháp dự phòng cúm mùa tốt nhất

Viêm phổi cấp tính do virus là một dạng rất nặng của cúm. Triệu chứng khởi đầu giống như cúm thông thường nhưng tiến triển nhanh trong vòng 3 ngày bệnh nhân sẽ bị sốt cao, ho, khó thở và tím tái. Phù phổi do suy tim và các biểu hiện thần kinh và thận khác. Tỉ lệ tử vong cao và diễn tiến nhanh. Kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus.

Hiện tại, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đã giám sát chặt chẽ đề phòng dịch bệnh tại các cơ sở y tế, trường học và những nơi đông dân cư.

Để ngăn chặn bùng phát dịch bệnh khi vào mùa cúm, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

TS. Cảm khuyến cáo, ngoài việc phòng cúm bằng vaccine, mọi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh như luôn mặc ấm, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất dinh dưỡng và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. Nếu bị ho, sốt nên đeo khẩu trang để tránh lây lan sang cộng đồng.

Để ngăn chặn bùng phát dịch bệnh khi vào mùa cúm, Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Trước đó, tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mãn tính về tim mạchvà hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặcbị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người lớnmắc các bệnh mạn tính và người bị suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trịung thư, HIV/AIDS) là những đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng rất cao.

Các dấu hiệu giúp nhận biết bệnh nhân mắc cúm thường là người bệnh lâm sàng có sốt (thường trên 38oC), đau nhức cơ toàn thân, đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Hồng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN