Đoán biết sức khỏe qua… “chất thải rắn”

Sự thay đổi màu sắc rõ ràng của phân là tín hiệu thông báo về sức khỏe, tuy nhiên không bắt buộc. Đôi lúc đó duy nhất chỉ là hậu quả cảu thực đơn hoặc vì lý do uống thuốc.

Chuẩn gam màu cơ bản của phân khá rộng (từ màu sáng vừa phải đến màu nâu rất đậm), và chúng ta không gặp khó khăn đánh giá tình hình, nhất là khi phân không quá lỏng cũng không quá rắn, cũng không có tạp chất rõ rệt, còn màu sắc của nó phản ánh một phần, những gì chúng ta mới ăn. Tuy nhiên, nó đã bật đèn báo động – một khi chất thải mất mầu rõ rệt, tối hơn hẳn bình thường, có màu xanh cà phê hoặc màu đỏ. Tình huống như thế bao giờ cũng đòi hỏi sự lý giải và tìm ra thủ phạm, đặc biệt, khi vấn đề duy trì nhiều ngày hoặc thường xuyên tái diễn.

1. Màu sáng trắng không tự nhiên

Phân thường màu xám, gần giống màu đất sét, là tín hiệu thông báo những phiền toái với gan, chính xác hơn là trục trặc liên quan đến sự tiết mật. Hiện tượng mất màu phân thường gắn với màu sắc không tự nhiên của nước tiểu (sẫm hơn bình thường rõ rệt). Cũng có thể, cho dù hoàn toàn không bắt buộc, xuất hiện sự vàng da hoặc ngứa da trên diện rộng.

Hiện tượng cholestaza (tức sự chảy ngược bất thường của mật) có thể đồng nghĩa với tình trạng viêm gan do virus. Nguyên nhân cũng có thể là sỏi mật và xơ gan. Hiếm khi là dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng.

2. Màu vàng

Thường với những người không bị bệnh gì, phân màu vàng đi kèm nặng mùi khác thường, có nhiều khả năng nó lẫn nhiều chất béo, vấn đề cần sớm làm sáng tỏ. Nguyên nhân có thể là những rối loạn hấp thụ chất béo, tức rắc rối liên quan đến tuyến tụy.

Đoán biết sức khỏe qua… “chất thải rắn” - 1

Những người bị tiêu chảy thường thông báo tình trạng ruột bị nhiễm trùng

Giống phân màu xám, phân màu vàng cũng thường đi kèm các bệnh về gan và có thể có mối quan hệ với tình trạng rối loạn tiết mật.

Tiêu chảy bất thường, phân màu vàng thường thông báo tình trạng ruột bị bệnh nhiễm trùng.

3. Phân đen, như hắc ín

Nếu đang uống viên sắt (thí dụ trong thời gian điều trị bệnh thiếu máu) – sẽ không có gì lo ngại. nguyên tố này làm cho màu phân bị thay đổi. Tất cả sẽ trở lại bình thường – sau thời gian chữa trị. Việc sử dụng một số tân dược khác, trong đó có sản phẩm chứa hợp chất Bismut, cũng có thể gây hiệu ứng tương tự.

Tuy nhiên “phân hắc ín” có thể là tín hiệu thông báo có sự xuất huyết ở đoạn trên đường tiêu hóa và phân đã bị máu trộn lẫn làm đổi màu. Khi ấy nhất thiết phải tìm gặp bác sĩ, để chữa trị.

4. Màu đỏ, có thể lẫn máu

Không ít người từng hoảng loạn vì “máu” trong phân, song thực chất chỉ là “di chứng” của một số món ăn có trong thực đơn, thí dụ như củ cải đỏ hoặc chè gấc. Tuy nhiên sẽ là tín hiệu cảnh báo quan trọng – nếu đó là máu tươi đích thực, thường có nguồn gốc từ đoạn dưới trực tràng, có thể là dấu hiệu bệnh trĩ nội, thậm chí – ung thư.

5. Màu xanh cà phê

Trong trường hợp này, “thủ phạm” thường là dịch mật. Khởi thủy nó có màu xanh cà phê, sau đó chuyển thành màu vàng – khi thẩm thấu quá ruột non, và biến thành màu nâu – khi xuống ruột già. Tuy nhiên, nếu nhu động ruột nhanh hơn bình thường, dịch mật không có cơ hội trải qua những công đoạn chuyển đổi đầy đủ - sẽ vẫn còn màu vàng; hoặc sẽ là màu xanh, trường hợp gần như không thay đổi chạy qua đoạn ruột non. Nhu động ruột nhanh đi kèm thực đơn giàu các thành phần màu xanh cũng có thể mang lại hiệu ứng như vậy.

Nếu có lần quá ham ăn món sa lát, sau đó thấy màu xanh – dường như không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ – trường hợp sắc tố màu xanh thường xuyên xuất hiện trong phân.

Hiện tượng tương tự cũng xảy ra – khi sử dụng thuốc tẩy (kể cả thảo dược) hoặc thuốc kháng sinh. Đơn giản, dịch mật có thể biến thành mầu xanh và vấn đề tự trôi qua sau khi kết thúc chữa trị. Đồng thời nên nhớ, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến rối loạn quận thể vi khuẩn ký sinh trong ruột – hậu quả cũng có thể dẫn đến tình trạng phân có màu xanh cà phê.

Đôi khi phân màu xanh cà phê gắn với dị ứng thức ăn, song cả những bệnh đường tiêu hóa (thí dụ viêm trực tràng) hoặc những rối loạn hấp thụ dưỡng chất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Thu (Tri thức trẻ/Tiền Phong/Zdrowie)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN