Bia và rượu, đồ uống nào hại sức khỏe hơn?

Đều là đồ uống có cồn nhưng rượu và bia, đồ uống nào có hại cho sức khỏe hơn?

Ngày tết là nơi gia đình sum họp, gặp mặt nhau, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu được chén rượu, lon bia,… uống gặp mặt đầu xuân.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, ngày tết, khi gặp mặt, chúng ta uống chén rượu, cốc bia để tạo sự hưng phấn, vui vẻ.

Bia và rượu, đồ uống nào hại sức khỏe hơn? - 1

Khi gặp mặt, chén rượu, cốc bia giúp con người hưng phấn (Ảnh minh họa)

Trong hai đồ uống, uống rượu là không nước nào khuyến khích nhưng bia thì một số nước khuyến khích uống với lượng vừa phải. Rượu không có lợi cho sức khỏe, đó là chất kích thích thần kinh làm cho hệ  thống thần kinh bị tê liệt. Nếu uống ít trong thời gian ngắn, rượu chuyển hóa thành nhiệt thoát khỏi cơ thể, không tác động vào hệ thần kinh.

“Nếu uống nhiều rượu sẽ tác động vào gan, não gây viêm gan, thần kinh bị giảm dẫn tới không tỉnh táo. Hậu quả, phát ngôn linh tinh gây mất đoàn kết, không chỉ huy được chính mình, trở nên hung hăng khi uống rượu, nặng có thể gây ra các tai nạn giao thông dẫn tới tử vong…” – PGS Thịnh cho hay.

Hiện nay, người dân thường uống rượu tự nấu và hầu như không phải là rượu tốt, chứa rất nhiều hàm lượng độc hại, chủ yếu là andehit (andehit là tạp chất trong rượu chưng cất thủ công). Uống nhiều rượu có chứa andehit có thể gây ra các bệnh như loét dạ dày, rối loạn tâm thần, gan nhiễm mỡ, xơ gan, uống nhiều có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, một số người dân còn uống rượu rẻ, loại rượu được các thương lái làm từ cồn công nghiệp. Rượu cồn này vẫn trong, vẫn có hàm lượng cồn etylic là chính, uống vẫn say nhưng nó chứa rất nhiều chất độc hại. Đặc biệt là chứa rất nhiều metallic – nếu uống có thể bị nhiễm độc gây tác động xấu đến hệ thần kinh. Đặc biệt là hệ thần kinh thị giác, có thể khiến người bệnh bị mờ mắt, nặng có thể bị mù mắt.

Bia và rượu, đồ uống nào hại sức khỏe hơn? - 2

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, nếu uống nhiều, rượu sẽ tác động vào gan, não gây viêm gan, tổn hại thần kinh

Bên cạnh đó, bia được coi là nước giải khát, vì trong bia có 6 độ cồn, phần còn lại là chất dinh dưỡng, bia tươi còn có dinh dưỡng cao hơn, còn một số chất vitamin, hoạt chất vẫn còn, uống vẫn tốt. Do đó, nhiều người uống bia khiến to bụng mà vẫn chưa say vì uống 1 lít bia mới có 60ml cồn thì không đáng bao nhiêu. Nhưng nếu uống 1 lít rượu 25 độ cồn thì sẽ tác hại đến cơ thể cực nhiều.

PGS Thịnh chia sẻ: “không coi bia là chất dinh dưỡng, bia chỉ được coi là chất giải khát, khi đi làm việc mệt nhọc về uống 1-2 lon bia cho mát mẻ. Nếu uống bia nhiều cũng say như thường”

Còn rượu trên thực tế không có chất dinh dưỡng, chỉ là chất uống cho vui mồm, có độ cay cay, say say chứ không có tác dụng về mặt dinh dưỡng.

Ngoài ra, chúng ta thường bắt gặp người dân uống rượu pha với nước ngọt thì không vấn đề gì, không phải say hơn. Nếu uống rượu nặng sẽ bị sốc ngay miệng nhưng pha với nước ngọt, rượu sẽ dễ uống hơn, cảm thấy ngọt giọng và uống nhiều hơn. Tuy nhiên, do rượu ngọt nên người uống sẽ uống nhiều hơn và không biết mình say lúc nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Công Phương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN