Bệnh nào lây truyền qua đường tình dục gây mù lòa?

Sự kiện: Sống khỏe

PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng, Bệnh viện Da liễu TW cho biết, nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục – tiết niệu ở người trưởng thành là bệnh lây truyền qua đường tình dục, một trong những nguyên nhân gây mù loà.

Bệnh nào lây truyền qua đường tình dục gây mù lòa? - 1

Theo bác sĩ Hưng, rất nhiều người bệnh không có triệu chứng hay dấu hiệu đặc trưng, nhất là ở phụ nữ. Do vậy, nhiều trường hợp xảy ra biến chứng mới biết mình bị bệnh và những người không có triệu chứng là nguồn lây cho cộng đồng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: những người có triệu chứng và không có triệu chứng cùng bạn tình của họ không được chẩn đoán và điều trị sớm, các thầy thuốc chưa có kinh nghiệm hoặc chưa quan tâm đến bệnh này.

Chlamydia là vi khuẩn nội tế bào do không có khả năng tổng hợp các hợp chất có năng lượng cao. Nó khác với tất cả các loài vi khuẩn khác ở điểm căn bản là có chu kỳ nhân lên khác thường.

Loài này có ba biến thể sinh học khác nhau về biểu hiện lâm sàng và sinh học. Biến thể gây bệnh mắt hột, loại gây các bệnh đường sinh dục ở người (viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, bệnh lý ở tử cung…) mà chủ yếu gây viêm niệu đạo có triệu chứng và không triệu chứng.

Biến thể bệnh hột xoài có cùng nhóm huyết thanh với bệnh mắt hột nhưng có bệnh cảnh lâm sàng xâm nhập lan tràn gây tổn hại nhiều hơn ở vùng sinh dục-tiết niệu.

Nhiễm chlamydia niệu đạo có thể đồng nhiễm với lậu, trùng roi và nhiễm…

Dấu hiệu nhận biết nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục: Biểu hiện lâm sàng của bệnh gần giống với bệnh lậu.

Ða số nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng: Lỗ niệu đạo sưng đỏ, ngứa, đau và có kèm chảy mủ màu vàng đậm hoặc màu vàng xanh, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, đi tiểu khó, các biến chứng có viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh nang, viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn...

Đối với nữ giới, bệnh lậu ở nữ giới có thể biểu hiện qua các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như cảm giác rát buốt khi đi tiểu, tiểu dắt, có thể tiểu ra máu, chảy mủ niệu đạo, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, ngứa vùng kín, đau khi giao hợp, sưng viêm vùng âm hộ, âm đạo…

Theo bác sĩ Hưng, thông qua các xét nghiệm có thể làm để chẩn đoán nhiễm Chlamydia.

Hiện nay, có tới trên 40% bệnh nhân nhiễm C. trachomatis không có triệu chứng và rất nhiều người trong tuổi hoạt động tình dục bị nhiễm C. trachomatis mà không đi khám chữa bệnh vì không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nghèo nàn.

Một biện pháp có thể thực hiện là tầm soát C. trachomatis ở các phòng khám nơi có nhiều bệnh nhân, cũng như tầm soát định kỳ các đối tượng có nguy cơ cao để phát hiện các trường hợp không có triệu chứng. Ngoài ra, việc điều trị cho bạn tình là một biện pháp quan trọng và hiệu quả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN