Ăn nhiều đồ ngọt: "Hại" cả vợ lẫn chồng

Món ngọt chứa một sức hấp dẫn to lớn với nhiều người, nhưng vị ngọt của thực phẩm lại khiến đời sống tình dục của chúng ta gặp nhiều trục trặc.

Một nghiên cứu mới thực hiện tại Viện Nghiên cứu gia đình và trẻ em ở Vancouver, Canada đã xác định chính xác các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc ăn quá nhiều đường.

Ăn nhiều đường gây ảnh hưởng đến mức độ testosterone và estrogen - hai hormone giới tính chủ đạo trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều chất ngọt ở cả hai dạng fructose và glucose đều dẫn đến hiện tượng gen kiểm soát mức độ testosterone và estrogen làm việc bên trong cơ thể ngừng hoạt động.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng mỗi người dân Bắc Mỹ ăn khoảng 33 kg đường tinh luyện và 20 kg đường fructose trong các món ăn mỗi năm. Đường ăn thường được làm từ glucose và fructose. Cả hai chất glucose và fructose đều được cơ thể xử lý và chuyển thành năng lượng trong gan. Nếu chúng ta ăn quá nhiều đồ ngọt, gan sẽ chuyển đổi đường thành chất béo, hay còn được xem là mỡ thừa.

Ăn nhiều đồ ngọt: "Hại" cả vợ lẫn chồng - 1

Sự mất cân bằng của các kích thích tố có thể dẫn đến đời sống "gối chăn"của chị em. Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi chất béo được sản xuất vượt quá nhu cầu cần thiết chúng sẽ làm ngựng hoạt động của gen SHBG, loại gen gắn liền với hormone sinh dục. Gen này sản xuất một loại protein liên kết với hormone giới tính như testosterone và estrogen và mang chúng vào máu.

Nhờ vậy, chỉ một lượng vừa đủ các hormone giới tính tự do không bám vào proteine kể trên mới được di chuyển tự do trong cơ thể. Nếu gen SHBG ngừng hoạt động sẽ có một số lượng lớn estrogen và testosterone tự do di chuyển khắp cơ thể. Sự gia tăng của các kích thích tố gây ra các vấn đề như mụn trứng cá, vô sinh, buồng trứng đa nang, và còn có cả ung thư tử cung.

Ngoài ra, khi SHBG ở mức thấp, nó sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa estrogen và testosterone. Sự mất cân bằng của các kích thích tố có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đặc biệt là ở phụ nữ. Tất cả các căn bệnh kể trên đều gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống "gối chăn" của chị em.

Nghiên cứu mang tính đột phá này đã chứng minh các bác sĩ và các nhà khoa học có thể sử dụng SHBG như là một tín hiệu sinh học cho thấy gan đang hoạt động như thế nào. Họ cũng có thể sử dụng SHBG để chỉ ra một chế độ ăn uống có hiệu quả hay không và các loại thuốc thay đổi trạng thái trao đổi chất của gan có tác dụng tốt không.

Cho đến bây giờ, việc đo lường SHBG chỉ được sử dụng để hiển thị bao nhiêu testosterone tự do một cá nhân có trong máu của mình, một yếu tố quan trọng để chẩn đoán các rối loạn nội tiết như buồng trứng đa nang. Họ cũng sử dụng các phép đo để xác định một người có nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch hay không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Diệp (Tri thức trẻ)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN