6 bí ẩn phía sau cơn ác mộng

Ác mộng là giấc mơ mà ai cũng có lần gặp phải, tuy nhiên nguyên nhân dẫn tới những ác mộng là gì thì lại có nhiều nguyên nhân bạn không ngờ tới.

1. Ác mộng thường không rõ nguyên nhân

Căng thẳng, lo sợ gây ra ác mộng nhưng hiếm khi giấc mơ này phản ánh nguyên nhân tạo ra sự lo lắng.

Một nghiên cứu về giấc mơ của người Mỹ sau cuộc tấn công ngày 11-9 cho thấy mọi người đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự kiện này. T

Tỉ lệ các giấc mơ căng thẳng, ác mộng tăng lên nhưng chúng không hề phản ánh điều gì về tòa tháp đôi, máy bay hay những tòa nhà cao đổ sập - những hình ảnh được phát đi phát lại trên tivi vào thời gian đó.

2. Không ai nghe thấy tiếng hét của bạn

Khi gặp ác mộng, thực sự là bạn không thể hét lên hoặc cử động, lăn lộn "như trong phim". Giấc ngủ lúc này đã ở giai đoạn REM (giai đoạn các giấc mơ xuất hiện).  

Lúc này, tất cả các cơ đều bất động ngoại trừ cơ mắt và những cơ dùng để thở. Khi bừng tỉnh, hét lên thì bạn đã tỉnh khỏi giấc mơ và do đó có thể nhớ cơn ác mộng rõ ràng hơn. 

6 bí ẩn phía sau cơn ác mộng - 1

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những cơn ác mộng.

3. Phụ nữ thường gặp ác mộng nhiều hơn nam giới

Theo các nghiên cứu, phụ nữ thường gặp ác mộng hơn vì hay có vấn đề lo lắng căng thẳng hơn. Phụ nữ báo cáo nhiều những ác mộng căng thẳng về cảm xúc hơn nam giới, tập trung chủ yếu vào nỗi sợ hãi, mất mát, băn khoăn.

Tuy nhiên, vì phụ nữ cũng thường nói về ác mộng nhiều hơn và băn khoăn cũng nhiều hơn nên tỉ lệ chênh lệch nam nữ có thể không khác biệt nhiều đến thế.

4. Ác mộng là "diễn tập" là hiện thực

Có rất nhiều giả thuyết về lý do tại sao chúng ta mơ nhưng giấc mộng là vô thức của chúng ta, là cách não hoạt động khi cơ thể nghỉ ngơi. Cho nên, giấc mơ có thể là cách não "cố gắng" giải quyết các vấn đề tâm lý.

Ác mộng có thể là cách não chuẩn bị cho con người đối phó với một sự kiện "đáng sợ" sắp đến. Trong một nghiên cứu, phụ nữ mang thai, vừa sinh hay có ác mộng liên quan đến con họ, phụ nữ mới sinh có ác mộng rất đáng sợ về tai nạn với con. Điều này có thể phản ánh tâm lý cảnh giác của người mẹ, khiến các bà mẹ càng tập trung chăm sóc con hơn.

5. Bạn có thể kiểm soát ác mộng

Đó gọi là "giấc mơ sáng suốt", bạn biết mình đang mơ và có thể điều chỉnh phương hướng giấc mơ. Nhưng điều này yêu cầu luyện tập rất nhiều. "Giấc mơ sáng suốt" đang được dùng để điều trị cho người bị rối loạn tâm lý, để họ vượt qua lo sợ.

6. Có thứ còn đáng sợ hơn ác mộng

Hội chứng "giấc ngủ kinh hoàng" thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn. Trẻ bắt đầu la hét với mắt mở to, nhưng cha mẹ không thể đánh thức trẻ. Với ác mộng bình thường, cha mẹ có thể đánh thức trẻ và trẻ sẽ nhớ ác mộng của chúng.

Trong khi đó, với "giấc ngủ kinh hoàng", trẻ sẽ không nhớ gì về giấc mơ. Hai kiểu mơ này nằm ở những giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. "Giấc ngủ kinh hoàng" xảy ra ở bước thứ tư, là giấc ngủ sâu nhất và trẻ thường gặp khó khăn để chuyển về trạng thái REM.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN