4 loại nước giúp bạn giải rượu "cấp tốc"

Hãy có trong tay 4 loại nước hết sức quen thuộc dưới đây để giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn.

4 loại nước giúp bạn giải rượu "cấp tốc" - 1

Nước lọc có thể giúp giải rượu cấp tốc ngay trên bàn nhậu 

Uống rượu, bia là một trong những điều không thể tránh khỏi trong các bữa nhậu của cánh mày râu, nhất là trong những dịp tụ tập, ăn uống, lễ tết. Có điều, làm sao để lấy lại sinh lực đã bị rút kiệt do rượu bia và cả sự minh mẫn vốn có để làm việc bình thường ngay ngày mai thì không phải ai cũng biết.

Hãy tham khảo những thức uống giúp giải rượu cấp tốc và hiệu quả sau đây.

Cà phê

Người bị say rượu thường cơ thể rất mệt và ngủ nhiều do đó bạn nên cho người say rượu uống 1 cốc cà phê đặc.

Cà phê có tác dụng khá mạnh trong việc gây hưng phấn, lợi tiểu và giải rượu. Sau khi uống say, nếu có hiện tượng ngủ mê mệt, có thể dùng nước sôi pha cà phê đặc cho uống nhiều lần, một lúc sẽ tỉnh lại.

Nước lọc

Uống thật nhiều nước lọc cùng lúc uống rượu sẽ giúp nồng độ rượu loãng ra khiến bạn không bị say. Hay với người nhỡ uống quá chén cũng nên uống 1 cốc nước lọc thật lớn ngay sau đó để giải rượu, chống mất nước cho cơ thể.

Sinh tố

Trong nước ép trái cây có chứa nhiều đường fructose có tác dụng giải rượu nhanh chóng. Đặc biệt là sinh tố chuối xay chung mật ong thì càng tốt vì chuối là nguồn bổ sung các khoáng chất và chất dinh dưỡng cho cơ thể rất tốt bên cạnh đó mật ong bổ sung đường fructose cho cơ thể.

Nước cháo loãng

Cồn gặp cháo loãng sẽ kết tủa, làm giảm rất nhiều sự hấp thụ của cơ thể.

Mẹo uống rượu không say

- Trước khi uống rượu hãy uống 1 cốc nước lọc hoặc trong khi uống nên uống xen kẽ với rượu để giảm lượng cồn trong cơ thể.

- Uống 1 cốc nước chanh tươi trước khi uống rượu để chống say.

- Uống 1 chút dầu ăn trước khi uống rượu.

- Không uống nhiều loại rượu bia cùng một lúc

- Dừng lại đúng lúc để uống rượu bia không say

- Uống chậm giúp bạn uống rượu bia không say.

Chú ý: Khi say rượu tuyệt đối không được uống nước ngọt có ga. Nước ngọt có ga uống lẫn với rượu sẽ làm cho cồn nhanh chóng hấp thụ vào cơ thể, sản sinh ra lượng lớn anhydrit cacbonic rất nguy hại tới dạ dày, gan, thận, tim và huyết quản, làm cho huyết áp tăng cao, có thể dẫn tới hôn mê.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai An (Báo giao thông)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN