Tay súng trên tòa tháp Texas (Kỳ 1)

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 5Kỳ mới nhất

Kẻ điên cuồng với khẩu súng trên tay xả liên tiếp vào đám đông sinh viên khiến 16 người chết và 31 bị thương.

Nửa đêm ngày 1/8/1966, Charles Joseph Whitman bất ngờ nổ súng giết chết mẹ đẻ của mình và cô vợ trẻ. Sáng sớm hôm sau, hắn thản nhiên tới tòa tháp Texas với khẩu súng bắn tỉa, hướng đến trường đại học Texas gần đó và điên cuồng bắn vào những sinh viên vô tội. Whitman tự tử ngay sau đó khi đã làm 16 người chết và 31 người bị thương. 

Tới tận bây giờ, rất nhiều người dân Mỹ vẫn không thể quên được câu chuyện đã xảy ra hôm 1/8/1966 tại Austin, Texas. Hình ảnh kẻ điên cuồng Charles Whitman với khẩu súng trên tay xả liên tiếp vào đám đông sinh viên vẫn là một nỗi ám ảnh lớn đối với họ. Austin, Texas, thành phố vốn được coi là an toàn trước những bạo lực, khủng bố đã đánh mất danh tiếng đó sau ngày 1/8/1966 đen tối.

Tháp Texas được coi là địa điểm lý tưởng cho một tay súng thực hiện kể hoạch nhằm vào đại học Texas gần đó.

Tháp Texas cao khoảng 93m, thấp hơn tòa nhà State Capitol gần đó, được mở cửa cho du khách tới tham quan từ năm 1937. Tính cho đến tháng 8/1966, nó đã thu hút hơn 20.000 du khách tới thăm mỗi năm. Từ tầng 28 của tòa tháp này, người ta có thể nhìn toàn cảnh Austin yên bình.

Không những là biểu tưởng đáng tự hào của Texas, tòa tháp còn được coi là trái tim của thành phố này.

Charles Whitman xuất thân trong một gia đình giàu có và nổi tiếng ở Lake Worth, Florida. Khi đi học, Whitman luôn là một học trò xuất sắc và được coi là một nghệ sĩ dương cầm triển vọng. Cha Whitman rất tự hào vì điều đó.

Tay súng trên tòa tháp Texas (Kỳ 1) - 1

Gia đình Charles Joseph Whitman

Đằng sau sự hào nhoáng khoác trên người Whitman là một gia đình phức tạp. Cha Whitman nổi tiếng là người nghiêm khắc. Cách ông quản lý gia đình của mình giống như một sự cai trị. Ông dùng thắt lưng, roi da để dạy ba cậu con trai và vợ, đảm bảo rằng họ tuân theo những nguyên tắc cứng nhắc của mình.

Nhà của Whitman đẹp nhất trong khu phố với đầy đủ các tiện nghi và một hồ bơi được thiết kế đặc biệt. Tuy nhiên, sự xa xỉ không che đậy được mẫu thuẫn của những con người sống bên trong đó.

Tháng 6/1959, trước ngày sinh nhật của mình vài ngày, Whitman đã căng thẳng với cha mình. Trở về nhà sau khi đã uống khá nhiều rượu cùng với bạn bè, Whitman đã bị đánh một trận và bị ném xuống bể bơi, Whitman tưởng mình sẽ chết đuối nếu không có sự trợ giúp của anh trai. Một vài ngày sau đó, Whitman xin nhập ngũ tại lực lượng Thủy Quân lục chiến Hoa Kỳ. Đến ngày 6/7/1959, Whitman rời khỏi đơn vị.

Whitman đã đóng quân một thời gian tại căn cứ hải quân ở Guantanamo, Cuba. Với sự nghiêm túc và chăm chỉ, Whitman đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và giành được nhiều huy chương. Whitman bắn súng rất giỏi, những bài kiểm tra bắn súng của Whitman đối với những mục tiêu di chuyển đều đat điểm số trên 215 trên mức tối đa 250. 

Chỉ huy của Whitman thừa nhận khả năng đặc biệt này của Whitman và khẳng định lính của mình sẽ là một công dân tốt khi rời khỏi quân đội.

NESEP là một chương trình học bổng đặc biệt dành cho những người tham gia quân đội muốn trở thành một sĩ quan chuyên nghiệp. Whitman đã xuất sắc dành được nó.

Whitman được nhận vào đại học Texas ở Austin ngày 15/9/1961. Sau nhiều năm chịu những kỷ luật cứng nhắc ở gia đình và quân đội, thời gian theo học ở đại học Texas được coi là thời gian tự do nhất của Whitman. Nững rắc rối đến với Whitman bắt đầu ở thời gian này.

Whitman và một số người bạn bị bắt giữ vì tội trộm cắp  và cờ bạc. Sau một thời gian tạm lắng mọi chuyện, tháng 8/1962, Whitman bất  ngờ kết hôn với Kathy Leissner, một cô gái còn khá trẻ. Đơn vị của Whitman không chấp nhận những hành vi của Whitman, họ cắt học bổng và các khoản trợ cấp, đồng thời yêu cầu Whitman trở về đơn vị vào tháng 2/1963.

Whitman trở lại đơn vị và đóng quân tại Camp Lejeune,  phía Bắc Carolina. Sau một thời gian tự do, Whitman cả thấy áp lực với những kỷ luật cũ. Kathy Leissner đã quay lại Tesxas. Whitman cảm thấy cô đơn.

Whitman cố gắng dành lại học bổng của mình những không thành công. Điều đó khiến Whitman bất mãn với đơn vị và tỏ thái độ chống đối.

Tháng 11/1963, Whitman đã đe dọa một đồng đội của mình để có được 30 đô la, cộng với việc sở hữu súng trái phép, Whitman phải chịu án 30 ngày giam và 90 ngày lao động công ích. 

Chuyện gì xảy ra tiếp theo với Whitman? Mời các bạn đón đọc Tay súng trên tòa tháp Texas (Kỳ 2) vào SÁNG SỚM ngày 31/8/2014.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 5Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thúy Trần (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Tay súng trên tòa tháp Texas Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN