"Kẻ dị biệt 2" mãn nhãn và hấp dẫn hơn phần trước

Sự kiện: Phim lẻ bộ

"Những kẻ nổi loạn" có nội dung và những tình tiết tiết, kỹ xảo hấp dẫn hơn phần 1 Divergent (Dị biệt).

"Kẻ dị biệt 2" mãn nhãn và hấp dẫn hơn phần trước - 1

Naomi Watts là gương mặt mới trong phần này với vai Evelyn, mẹ của nhân vật Four.

Ngoài ra, Những kẻ nổi loạn còn có sự tham gia của hai diễn viên mới đáng chú ý. Họ là Octavia Spencer trong vai Johanna, người đứng đầu phái Thân Thiện và Naomi Watts, người đứng đầu nhóm Vô phái. Dù xuất hiện không nhiều nhưng cả hai cũng đủ gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem bằng ánh mắt sắc lẻm và một gương mặt chất chứa nhiều nội tâm, bí ẩn.

Hoành tráng và mãn nhãn

Một trong những khâu được ê-kíp đầu tư mạnh tay nhất trong Những kẻ nổi loạn chính là thiết kế bối cảnh, trang phục và kỹ xảo. Mọi thứ thuộc về phần nhìn nói chung đều được đầu tư rất chi tiết.

Khán giả sẽ dễ phân biệt các phái khác nhau trong phim như Thân Thiện, Bộc Trực, Uyên Bác… chỉ bằng cách nhìn qua những kiến trúc tòa nhà và trang phục nơi con người ấy mặc. Việc thiết kế nên một thế giới như thế kỳ thực không khó, cái khó ở đây là trong từng thế giới ấy, mỗi con người lại có một cá tính riêng và tạo hình khác nhau.

Nói chung, các nhà làm phim của Những kẻ nổi oạn đã gần như tạo nên một thế giới thực sự thông qua tài dàn dựng của họ, nó công phu đến nỗi ta phải tin là thật chứ không hề nghĩ đến chuyện mọi thứ chỉ là giả tạo.

"Kẻ dị biệt 2" mãn nhãn và hấp dẫn hơn phần trước - 2

Phim vừa có tính hành động lại vừa nhiều nút thắt tâm lý độc đáo.

Bên cạnh đó, môi trường giả lập nơi Tris phải vượt qua để mở chiếc hộp kỳ bí của các nhà sáng lập thành phố cũng gây ấn tượng rất mạnh về mặt thị giác.

Ngay trong phân cảnh đầu tiên người xem đã bị "thót tim" với những màn đu dây và nhào lộn hết sức ngoạn mục của nhân vật Tris khi phải cố gắng cứu mẹ. So với thử thách "chim tấn công" mà Tris phải đối đầu khi vừa chọn phái trong phần một thì thử thách lần này ghê gớm, độc đáo, mạnh mẽ hơn gấp bội. Vì vậy, chỉ cần xem phim, ta cũng đủ biết dự án dài hơi này được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và thận trọng đến thế nào.

Điểm yếu duy nhất về mặt hình ảnh của phim có lẽ là việc lạm dụng di chuyển máy quay khá nhiều của đạo diễn Robert Schwentke. Những trục quay theo phương ngang hoặc kiểu lia vòng tròn có thể tạo được sự độc đáo ở đầu phim nhưng càng về sau lại xuất hiện càng nhiều khiến mọi thứ trở nên nhàm chán.

Đó là chưa kể kỹ thuật quay này đòi hỏi khán giả phải điều tiết mắt liên tục, khó lòng nhìn thấy rõ được cảnh đẹp mà ê-kíp muốn truyền tải, và vì thế mà chúng có phần hơi vô dụng.

Đáng xem hơn phần trước

Công bằng mà nói, Những kẻ nổi loạn có nội dung, kết cấu và tình tiết thú vị hơn hẳn so với người anh của nó là Divergent (Dị biệt). Nếu Dị biệt chỉ loanh quanh về câu chuyện của một cô gái đi tìm bản chất của chính mình thì Những kẻ nổi loạn lại mang đến một tư tưởng lớn hơn, vĩ mô hơn. 

Những kẻ nổi loạn thật xứng đáng được khán giả ủng hộ và tiếp tục mong chờ một tác phẩm còn hoành tráng hơn dự kiến ra mắt vào năm sau: Allegiant – Part 1.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lukas Nguyễn ([Tên nguồn])
Phim lẻ bộ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN