Hài hước và xót xa cảnh "vua hài" thử máy ăn tự động

Sự kiện: Video phim hài

Đây là cảnh phim chứa đựng nhiều thông điệp về thời đại mà "vua hài" Charlie Chaplin gửi tới người hâm mộ nhiều thế hệ sau.

Cảnh phim Charlie Chaplin biến thành vật thí nghiệm cho chiếc máy ăn tự động được trích từ bộ phim câm chủ đề hài kịch, mang tên Thời đại tân kỳ/Modern Times do chính ông làm đạo diễn, sản xuất, biên kịch, thủ vai diễn chính, dựng phim và soạn nhạc.

Phim có kinh phí 1,5 triệu USD với thời lượng 87 phút và được công chiếu vào tháng 2.1936 tại Hoa Kỳ.

Hài hước và xót xa cảnh "vua hài" thử máy ăn tự động - 1

Gã lang thang được  nhận vào làm công nhân tại một xưởng máy cơ khí.

Phim xoay quanh nhân vật gã lang thang trong nỗ lực để tồn tại ở một thế giới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau đó hắn được nhận vào làm công nhân của một nhà máy cơ khí. Tại đây, hắn làm công việc siết con vít của các chi tiết máy chạy trên dây chuyền lắp ráp.

Sau khi trải qua một số chuyện kinh khủng như bị "ép ăn" bằng một máy ăn trưa hiện đại và phải làm việc với một tốc độ chóng mặt, gã bị tâm thần, được đưa vào bệnh viện và thất nghiệp. Ra viện, hắn lang thang thấy một lá cờ đỏ bị rơi và tìm cách trả lại, trớ trêu thay hắn lại trở thành người phất cờ đi đầu trong một đám biểu tình của những người thất nghiệp.

Hài hước và xót xa cảnh "vua hài" thử máy ăn tự động - 2

Nhân vật của Charlie Chaplin bị ép trở thành người thí nghiệm thử máy ăn tự động.

Đúng lúc đó cảnh sát ùa đến vây bắt, trong số đó có cả gã lang thang tội nghiệp. Trong tù, gã không may ăn nhầm thuốc phiện lậu. Nhờ thuốc mà gã có sức khỏe đánh gục bọn côn đồ để vượt ngục, gã trở thành một anh hùng và được trả tự do.

Thời đại tân kỳ phản ánh sự bóc lột sức lao động và cuộc sống bấp bênh của hàng triệu người trong thời kỳ khủng hoảng, mà theo Chaplin, là do hậu quả của thời đại tân kỳ. Bộ phim phê phán sự công nghiệp hóa, là nguyên nhân gây ra việc đánh mất cá tính, quyền cá nhân bởi áp lực thời gian và công việc vận hành đơn điệu, lệ thuộc vào máy móc. 

Hài hước và xót xa cảnh "vua hài" thử máy ăn tự động - 3

Charlie Chaplin (trái) và Chester Conklin (phải) trong một cảnh phim.

Phần đông nhân vật được diễn tả như bị xói mòn nhân cách, ngoại trừ nhân vật chính Charlie duy trì được sự nhạy cảm của mình và nhân tính, phản ánh qua tình yêu với cô gái lang thang.

Phim ngoài nhân vật chính là gã lang thang của Charlie Chaplin, còn có sự góp mặt của các ngôi sao khác như Paulette Goddard vai cô gái bụi đời, Henry Bergman vai chủ quán cà phê, Chester Conklin vai thợ máy, Stanley Sandford vai Big Bill, Hank Mann (kẻ trộm), Stanley Blystone (bố của cô gái) và Al Ernest Garcia (giám đốc nhà máy).

Thành công của bộ phim về sau được ghi nhận tại nhiều danh sách danh giá của điện ảnh thế giới, như vị trí 81 Top 100 phim hay nhất năm 1998, vị trí thứ 33 danh sách 100 phim hài hay nhất (2000) và #78 trong danh sách 100 phim hay nhất (2007).

Một vài hình ảnh trong phim:

Hài hước và xót xa cảnh "vua hài" thử máy ăn tự động - 4

Charlie Chaplin bên chiếc máy ăn tự động.

Hài hước và xót xa cảnh "vua hài" thử máy ăn tự động - 5

Hài hước và xót xa cảnh "vua hài" thử máy ăn tự động - 6

Thời gian gã lang thang làm việc tại nhà máy và trải qua nhiều chuyện "kinh hoàng".

Hài hước và xót xa cảnh "vua hài" thử máy ăn tự động - 7

Hài hước và xót xa cảnh "vua hài" thử máy ăn tự động - 8

Hài hước và xót xa cảnh "vua hài" thử máy ăn tự động - 9

Bìa phim Thời đại tân kỳ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Video phim hài Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN