Cuộc chiến chống tội phạm mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc

Những chiến thắng đầu tiên trong cuộc chiến này đang nghiêng về phe chính diện, đó là tổ chức giúp người dùng giải mã dữ liệu miễn phí thay vì phải trả tiền chuộc cho hacker.

Chỉ 3 tháng sau khi dự án No More Ransom được ra mắt, đã có thêm nhiều cơ quan hành pháp tại 13 quốc gia đăng ký đồng hành cùng các công ty tư nhân trong cuộc chiến chống lại ransomware (mã độc mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc).

Cuộc chiến chống tội phạm mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc - 1

Cuộc chiến chống phần mềm mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc đang ngày càng căng thẳng. (Ảnh minh họa: Internet)

Các thành viên mới tham gia dự án No More Ransom gồm: Liên bang Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Colombia, Pháp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.

Kế hoạch này cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ Hội đồng châu Âu (EU) và Cơ quan Tư pháp châu Âu (Eurojus)t, cho thấy lo ngại của EU về cá mối đe dọa đến từ ransomware đang ngày càng rõ rệt hơn.

No More Ransom được ra mắt vào ngày 25.7.2016 tại địa chỉ www.nomoreransom.org, mở đầu cho một cấp độ hợp tác mới giữa cơ quan hành pháp (Cảnh sát Hà Lan và Europol) và các công ty tư nhân (Intel Security và Kaspersky Lab) trong việc cùng nhau chống lại ransomware.

Mục đích của cổng thông tin trực tuyến nói trên là cung cấp thông tin hữu ích cho nạn nhân của ransomware. Thông qua đó, người dùng có thể tìm những thông tin như ransomware là gì, cách nó hoạt động và quan trọng nhất là cách để tự bảo vệ mình.

Cuộc chiến chống tội phạm mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc - 2

7 công cụ giúp giải mã dữ liệu miễn phí trên www.nomoreransom.org.

Theo báo cáo của một trong các thành viên tham gia dự án là Kaspersky Lab, sau 2 tháng ra mắt, hơn 2.500 người dùng đã có thể giải mã được dữ liệu của mình mà không phải trả tiền cho tội phạm mạng, bằng cách sử dụng các công cụ giải mã miễn phí (CoinVault, WildFire và Shade). Ước tính đã giúp các nạn nhân tiết kiệm được 1 triệu USD, hay nói cách khác là bọn tội phạm đã bị mất đi 1 triệu USD.

"Càng nhiều cơ quan hành pháp và các đối tác tự nhân hợp tác với nhau thì sẽ có nhiều công cụ giải mã hơn. Hiện tại đã có 5 công cụ giải mã trên trang web của dự án", báo cáo cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN