Điền kinh Nga & những "vết nhơ" chấn động Olympic

Thứ Tư, ngày 03/08/2016 00:02 AM (GMT+7)
Chia sẻ

Scandal doping của điền kinh Nga trước thềm Olympic Rio 2016 chỉ là một trong số rất nhiều những vụ bê bối chấn động trong lịch sử sự kiện thể thao hàng đầu thế giới.

Sự kiện: Olympic Tokyo 2020

"Nữ hoàng điền kinh" Marion Jones mất cả sự nghiệp vì doping

Điền kinh Nga & những "vết nhơ" chấn động Olympic - 1

Những thành tựu vĩ đại của "nữ hoàng điền kinh" Marion Jones đổ sông đổ biển vì scandal doping

Marion Jones - “nữ hoàng điền kinh” của Mỹ, đã bị tước bỏ tất cả huy chương và danh hiệu mà cô giành được kể từ tháng 9/2000, vì sử dụng dopping.

Marion Jones đã giành được tổng cộng 5 huy chương (trong đó có 4 HCV) tại Olympic Sydney 2000 và 2 huy chương tại giải vô địch điền kinh thế giới năm 2001 và cô đã phải trả lại tất cả. Ngày 5/10/2007, Marion Jones tuyên bố chấm dứt sự nghiệp của mình.

Tại Tòa án Liên bang, cô bị tuyên án 6 tháng tù giam vì những sai lầm và gian dối nói trên, và án phạt bắt đầu từ ngày 7/3/2008.

Ben Johnson - "Marion Jones phiên bản nam"

Điền kinh Nga & những "vết nhơ" chấn động Olympic - 2

Kỷ lục thế giới cự ly 100m của Ben Johnson có sự "góp sức" của doping? 

Tại Olympic Seoul 1988, VĐV chạy nước rút người Canada, Ben Johnson đã phá kỷ lục thế giới ở cự ly 100 mét với thành tích 9 giây 79. 

Nhưng ngay sau đó, Ben Johnson bị phát hiện phản ứng dương tính với chất stanozolol (chất phát triển cơ bắp và tăng hormone sinh dục nam) và bị tước huy chương. Có tới 6 trong tổng số 8 VĐV trên đường chạy cùng Ben Johnson cũng dính vào bê bối.

Johnson ra sức giải thích rằng có người đã bỏ stanozolol vào đồ uống của mình. Tuy nhiên bằng chứng là quá rõ ràng khiến ông cuối cùng cũng phải thừa nhận hành vi sai trái. Đây là một trong những scandal gây xôn xao hàng đầu lịch sử Olympic.

Thảm họa Munich 1972

Điền kinh Nga & những "vết nhơ" chấn động Olympic - 3

Munich 1972 - vụ khủng bố tồi tệ nhất lịch sử thể thao

Đây được coi vụ tấn công tồi tệ nhất trong lịch sử thể thao. Ngày 5/9/1972, khi đang diễn ra Olympic, một nhóm khủng bố có tên “Tháng 9 đen tối” bắt cóc 11 VĐV Israel để ra yêu sách đòi thả 234 người Palestine đang bị giam giữ trong các nhà tù Israel.

Tuy nhiên, chính phủ Israel đã không đáp ứng yêu cầu. Ngay lập tức bọn khủng bố giết chết 2 VĐV, 9 người còn lại bị đưa ra sân bay Munich. Tại đây chúng tiếp tục lặp lại yêu sách cũ đồng thời yêu cầu 1 chiếc máy bay để tẩu thoát nhưng không được cảnh sát Đức đáp ứng.

Cuộc đọ súng diễn ra sau đó. Những kẻ khủng bố điên tiết bắn chết cả 9 VĐV còn lại. 5 tên khủng bố bị cảnh sát bắn chết, 3 tên còn lại bị bắt. Cái chết thương tâm của các VĐV Israel đã khiến cảnh sát Đức bị chỉ trích rất nhiều do không đảm bảo an ninh cho các VĐV.

7 năm sau, thủ phạm mới bị tóm đó là Eric Robert Rudolph - một cựu chuyên gia chất nổ của quân đội Mỹ. Động cơ gây án của hắn chỉ là muốn nước Mỹ bị bẽ mặt trước thế giới. Rudolph về sau bị kết án chung thân và hiện tại vẫn đang thụ án trong tù.

Roy Jones Jr. mất HCV vì trọng tài "thương hại" đối thủ

Điền kinh Nga & những "vết nhơ" chấn động Olympic - 4

Roy Jones Jr. "hụt" HCV oan ức vì các trọng tài 

Olympic Seoul 1988 chứng kiến hàng loạt scandal chấn động. Tại chung kết hạng bán trung môn quyền Anh Olympic 1988, suốt cả trận, võ sỹ người Mỹ Roy Jones Jr hoàn toàn áp đảo tay đấm chủ nhà Park Si-hun. Ai nấy đều chắc mẩm tấm HCV sẽ thuộc về Jones. Nhưng cuối cùng phần thắng 3-2 lại thuộc về Park – võ sỹ chỉ tung ra được 32 cú đấm so với 86 của Jones.

Một trọng tài sau đó thổ lộ ông chấm cho Park với hy vọng tỷ số thua 1-4 sẽ giúp võ sỹ chủ nhà gỡ gạc chút danh dự nhưng nào ngờ... hai người đồng nghiệp khác cũng có chung suy nghĩ với ông.

Chơi bóng chày bị tước huy chương điền kinh

Điền kinh Nga & những "vết nhơ" chấn động Olympic - 5

Chỉ vì chơi bóng chày bán chuyên, Jim Thorpe đã bị tước HCV điền kinh 

Jim Thorpe, vận động viên của Hoa Kỳ đã giành huy chương vàng trong hai nội dung năm môn phối hợp (điền kinh) và mười môn phối hợp tại Thế vận hội Stockholm 1912. Nhưng sau khi bị phát hiện đã chơi bóng chày bán chuyên nghiệp, ông bị tước huy chương. Vì thời điểm đó, vận động viên chuyên nghiệp không đuộc phép tham dự Olympics.

Tới năm 1982, sau khi mất được 30 năm, chiếc HCV này mới được trao trả lại cho Thorpe.

Chia sẻ
Theo Đỗ Anh (tổng hợp) ([Tên nguồn])
sự kiện Olympic Tokyo 2020
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN