Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công

Sự kiện: Giày dép

Đế giày thường được làm từ nhung hoặc da lộn, mỏng và mềm tới mức có thể dễ dàng dùng tay uốn cong theo mọi hướng. Cảm giác khi đi giày nhảy chỉ giống như xỏ một đôi tất mềm mại và đi kiễng gót.

Những bước chân điêu luyện của các vũ công trên sân khấu luôn hút hồn người xem cuốn theo từng động tác nhịp nhàng của bài nhảy. Ít ai biết rằng, bên cạnh kỹ thuật thành thạo, đôi giày cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên một điệu nhảy hoàn hảo.

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 1

Một đôi giày nhảy phù hợp đối với vũ công cũng giống như cây vợt tốt đối với người chơi tennis, cây đàn hay đối với một nghệ sĩ chơi nhạc.

Nhiều người nhầm tưởng giày nhảy chỉ đơn giản là một đôi giày cao gót bình thường, miễn là đủ chắc chắn và vừa vặn với đôi chân là được. Nhưng thực tế, giày dành cho người khiêu vũ khác hoàn toàn với giày dép thông thường và chỉ hợp để đi trên mặt sàn nhảy, khó có thể sử dụng rộng rãi mọi nơi mọi lúc.

Đó là một loại giày chuyên dụng, được làm chủ yếu bằng những chất liệu nhẹ và mềm. Các vũ công thường ít khi tiếp sàn bằng cả bàn chân mà thường thay đổi liên tục ở các vị trí gót, mũi. Bởi vậy, đế giày thường được làm bằng da lộn hoặc nhung để có thể bám sát mặt sàn, chống trơn trượt trong các động tác khó.

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 2

Quai giày phía mắt cá chân khá dài, được thiết kế quấn vòng qua dưới gan bàn chân để tạo độ chắc chắn

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 3

Đế giày thường được làm bằng chất liệu nhung hoặc da lộn, mỏng và mềm, có thể bẻ cong được dễ dàng

Các điệu nhảy được chia làm 2 nhóm chính: Latin và Standard, theo đó giày nhảy cũng có hai loại cơ bản. Các điệu nhảy Latin như Chachacha, Samba... thường được nhảy trên nền nhạc nhanh, sôi động, sử dụng nhiều động tác quay trên mũi chân. Các vũ công thường phải uốn, bẻ cổ chân, bàn chân để thực hiện điều đó.

Giầy khiêu vũ Latin được thiết kế đặc biệt phù hợp với chuyển động mũi là chủ yếu, đòi hỏi phải có phần đế thật mỏng và mềm, có thể dùng tay uốn cong được theo mọi hướng và độ dốc khá cao (phần gót cao từ 5 - 9cm với giày nữ và 3,5 - 4,5cm với giày nam).

Ngoại trừ phần gót cao thì đi giày Latin có cảm giác giống như khi đi một đôi tất,  bàn chân có thể hoạt động hoàn toàn thoải mái, không hề bị kìm hãm. Lựa chọn phổ biến nhất cho giày Latin nữ là chất liệu satin hoặc da, còn giày nam thì chỉ được làm bằng da

Các điệu nhảy Standard bao gồm Tango, Slow waltz.... thường được biểu diễn trong các lễ tiệc hoàng gia châu Âu thời xưa trên nền nhạc chậm, trữ tình với những chuyển động mềm mại, trôi đều đặn. Ở những điệu nhảy này, nữ thường ở tư thế ngả người ra phía sau nên rất dễ mất trọng tâm nếu dùng giày cao. Gót giày Standard thường rộng bản, bám sàn tốt và thấp hơn so với giày Latin (khoảng 3 - 4,5 cm với giày nữ và 2 - 2,5 cm với giày nam).

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 4

Giày Latin nữ thường cao 5 - 9cm, phần mũi giày được thiết kế bằng dây đan mềm để phù hợp với chuyển động của mũi chân

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 5

Giày Standard nữ thường có phần mũi giày bít kín để cố định mũi chân, phần gót thấp và chắc chắn

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 6

Giày khiêu vũ nam nhìn qua gần giống giày da nam thông thường, nhưng phần gót cao hơn và lõm nhẹ dưới đế để ôm thật sát bàn chân

 Đối với cả hai loại giày nói chung, chất liệu da thường chiếm ưu thế và được ưa chuộng nhiều hơn. Các vũ công thường lựa chọn những đôi giày có lớp lót trong bằng da mềm và phần đế bằng da lộn, bởi da là chất liệu thoát khí, thấm hút tốt và có tính đàn hồi cao, khiến cho đôi giày có thể vừa khít theo hình dạng bàn chân mà vẫn rất mềm mại, thoải mái khi đi.

Ngày nay, khi các lớp tập khiêu vũ được mở rộng rãi tại nhiều thành phố, dịch vụ đóng và bán giày khiêu vũ cũng trở nên khá phổ biến. Mức giá trung bình một đôi giày dao động trong khoảng 350 - 500 ngàn đối với giày nội, giày ngoại có thể từ 700 đến hơn 1 triệu đồng/ đôi.
 

Một số lưu ý khi bảo quản giày khiêu vũ:

- Sau mỗi buổi tập nên để cho giày "xả hơi" bớt mùi mồ hôi, sau đó nên đựng trong túi vải cho thoáng khí.

- Nếu đế giày dính bẩn (đất cát, bã kẹo cao su...) hoặc dùng lâu ngày trở nên trơn nhẵn, dễ trơn trượt, bạn nên dùng bàn chải đánh răng cũ nhúng nước ấm chải lớp da dưới đế theo một hướng từ gót lên phía đầu ngón chân, sau đó đem phơi nơi thoáng gió để giày khô tự nhiên.

- Giày da bóng: làm sạch bằng miếng vải tẩm dung dịch chuyên làm sạch da bóng, và lau lại bằng vải mềm sạch cho đến khi giày bóng lại.

- Giày da lộn: giày da lộn khá dễ bắt bẩn sau mỗi buổi tập, nhưng cũng không khó làm sạch. Bạn có thể làm sạch giày với một miếng vải nhúng một nước xà phòng loãng ấm.

- Giày satin: chỉ nên làm sạch giày satin bằng vải khô, không dùng xi và tránh tiếp xúc với aceton (dung dịch tẩy sơn móng tay).

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 7

Đế giày chỉ có một xương thép ngắn nối từ gót xuống phần bàn chân ở chính giữa để giữ phom giày cho chắc chắn

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 8

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 9

Chất liệu chủ yếu của giày nhảy là da hoặc satin

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 10

Giày nhảy nữ đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 11

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 12

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 13

Để đặt đóng một đôi giày tại các xưởng đóng giày nhảy chuyên nghiệp, khách hàng thưởng phải đợi ít nhất từ 7 -10 ngày

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 14

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 15

Chị Mến (phố Huế, Hà Nội), một thợ đóng giày lâu năm cho biết khách hàng đặt đóng giày theo cỡ chân nhiều hơn là mua giày đóng sẵn.

Những điều chưa biết về đôi giày nhảy của vũ công - 16

Nên bảo quản giày nhảy bằng túi vải để giày được thoáng khí, không đọng mồ hôi và mùi khó chịu

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoài Thu ([Tên nguồn])
Giày dép Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN