Từ nữ Tiến sĩ thành tội phạm nguy hiểm

Các nhân viên điều tra cũng đưa ra những cáo buộc kinh khủng khác, rằng bà có liên quan tới cái chết của chồng đầu tiên – ông Ruey Fung Tsai – vào năm 1990. Thông tin này được cung cấp bởi một số quan chức hành pháp với điều kiện giấu tên.

Họ cung cấp những thông tin như sau:

Ông Tsai bị bắn ở phía trước một nhà kho thuộc Bushwick, Brooklyn bởi một người đàn ông mặc đồ trắng. Ba viên đạn găm ở vai và lưng ông, cộng với 2 bộ phận bị đánh. Bằng cách nào đó, ông Tsai đã đi vào được phía trong nhà kho – nơi mà cảnh sát phát hiện ra ông đang ngồi trên ghế.

“Tôi biết người đàn ông đó. Tôi không biết tên anh ta” – ông Tsai nói vào lúc đó. “Cecilia Chang là người đã thuê hắn bắn tôi”.

Ông Tsai đã được đưa tới bệnh viện Elmhurst – nơi mà các thám tử tới từ số 83 Precinct tới gặp ông vào ngày hôm sau. Dù không thể nói, nhưng ông viết rằng vợ ông muốn ông chết để bà ấy có thể kiểm soát việc kinh doanh hàng dệt kim mà họ đang cùng làm, thay vì phải phân chia tài sản tại tòa án ly hôn. Ông qua đời 11 ngày sau vụ nổ súng.

Cặp vợ chồng này đã để lại một dấu vết cho thấy thái độ thù hằn nhau trong đơn xin ly hôn được nộp bởi ông Tsai vào tháng 10 năm 1986. Hồ sơ ghi lại chi tiết những tranh chấp của họ với số tiền hàng triệu đô la thu được từ kinh doanh và tài sản - một trận chiến cay đắng hơn với con trai họ - Steven, lúc đó còn là một đứa trẻ, cùng với những trận đánh nhau khiến cảnh sát từng phải đến nhà họ ở Jamaica Estates.

Công ty điều tra F.T.I. – đơn vị mà trường St. John’s đã thuê để tiến hành một cuộc kiểm tra pháp lý về tài khoản và những hồ sơ khác của Tiến sĩ Chang – đã trao những phát hiện này cho luật sư khu vực Queens là Richard A. Brown vào tháng 4 năm 2010 và kiên quyết đề nghị một cuộc điều tra khác về cái chết của ông Tsai với nghi ngờ rằng Tiến sĩ Chang có liên quan.

Một nhân viên điều tra - người đã sàng lọc 80 hộp hồ sơ của bà – cho biết có hơn 1/3 trong số đó có liên quan hoặc chứa những bằng chứng buộc tội bà có liên quan tới vụ giết người chồng đầu tiên, cũng như việc hối lộ các quan chức Đài Loan năm 2003 và những gian lận được nêu chi tiết trong tài khoản chi tiêu của bà.

Năm 2001, bà bắt đầu dành nhiều thời gian ở Foxwoods – nơi mà bà tìm thấy niềm an ủi tại những bàn baccarat, uống rượu Hennessy vào bữa tối và uống cà phê ở những bàn chơi high-stakes. Một nhân viên liên bang làm chứng tại phiên tòa nói rằng Tiến sĩ Chang đã gọi cho văn phòng của bà ở St. John’s từ casino và yêu cầu rút ngân hàng 10.000 đô la - số tiền mà các cơ quan tài chính phải báo cáo giao dịch cho chính phủ. Nhân viên này cũng cho biết các sinh viên sẽ tới Connecticut để cung cấp tiền, và sau đó bà sẽ đốt vào những trò đánh bạc của casino.

Từ nữ Tiến sĩ thành tội phạm nguy hiểm - 1

Tiến sĩ Chang tại lễ tốt nghiệp St. John’s năm 2009

Khi một công tố viên hỏi bà về những giao dịch, Tiến sĩ Chang nói rằng chúng được cho là mang lại may mắn, số tiền trùng với số may mắn của bà : chín, tám và sáu. Nhiều người ở Foxwoods nhớ rằng bà đã cho bạn chơi bạc vay khoảng 30.000 đô la và bà thực hiện một chiến lược đặt cược đáng ngờ: tăng gấp đôi số tiền cược mỗi lần thua.

Năm 2010, Tiến sĩ Chang bị truy tố tại Queens. Khi bà cố gắng sử dụng ngôi nhà để thế chấp bảo lãnh, ông Pavlides cho rằng tài sản thế chấp được trả bằng 300.000 đô của chồng thứ hai – ông Danny Lau. Và ông Pavlides là luật sư riêng của chồng thứ hai của bà. Ông thừa nhận số tiền này có được từ những mối quan hệ hình sự.

Cùng lúc đó, một cuộc điều tra liên bang có liên quan đang đi tới một bản cáo trạng. Đã có một cuộc thảo luận về việc đưa ra mức án 2 đến 3 năm tù giam trong nhà tù liên bang cho cả hai tội. Bà đã tới gặp nửa tá luật sư và tất cả đều khuyên bà nên chấp nhận, tuy nhiên Tiến sĩ Chang từ chối.

Tại phiên tòa liên bang, các luật sư của bà là Alan M. Abramson, Joel S. Cohen và Stephen R. Mahler đã miêu tả bà như một người cung tiền cho St. John’s và cho rằng số tiền duy nhất mà bà lấy của trường này là để chi trả cho một số chi phí gây quỹ không được thanh toán.

"Nếu bạn nói chuyện với bà ấy, bà ấy thực sự tin rằng mình không làm gì sai" - ông Mahler nói.

Các công tố viên thì cung cấp những bằng chứng ngược lại. Ông Aliva - cố vấn chung của St. John’s chứng minh rằng trường này đã hoàn lại cho Tiến sĩ Chang 350.000 đô la cho chi phí kinh doanh có mục đích trong một năm - nhiều hơn bất cứ nhân viên nào của trường, và khoảng 10% chi phí kinh doanh cho toàn bộ trường. Ông Oliva cũng phát hiện ra rằng nhiều khoản kinh phí này đã được chi cho sòng bạc, những bữa ăn tối xa hoa, những chuyến du lịch trượt tuyết và lướt sóng cho con trai bà, thậm chí là phí đăng ký các trang web hẹn hò.

Tiến sĩ Chang đã sử dụng tiền tài trợ để trả 20.300 USD học phí trường luật của con trai và mua xe hơi cho con, các công tố viên nói. Trường St. John’s thậm chí còn trả những hóa đơn thú y cho con chó nhỏ của con trai bà - thủ phạm từng cắn một sinh viên nghiêm trọng tới mức cô bé phải điều trị tại bệnh viện – sinh viên này làm chứng.

Những sinh viên khác thì phải làm tài xế, người trông nhà cho Tiến sĩ Chang. Họ khai, bà đã bắt họ phải giặt quần lót và nấu ăn cho Steven - cậu quý tử được đánh giá là sẽ nổi khùng nếu đồ ăn không đúng ý.

Tiến sĩ Chang cho rằng St. John’s đã đưa cho bà thẻ tín dụng để tiêu số tiền mà bà đã quyên góp được ở Đài Loan và Hồng Kông. Bà buộc tội cha Cahill và hiệu trưởng hiện tại của trường - mục sư Donald J. Harrington – đã sử dụng bà để "kiếm tiền vì những lợi ích cá nhân của họ".

Tại phiên tòa, cha Harrrington thừa nhận ông đã đi theo Tiến sĩ Chang trong vài chuyến du lịch tới châu Á, ở trong những khách sạn đắt đỏ nhất và nhận những món quà như đồng hồ Patek Philippe và bộ véc tại Sam’s Tailor and Modestos ở Hồng Kông.

Ông giải thích rằng Tiến sĩ Chang đã thuyết phục ông rằng đó là phong tục trong văn hóa Trung Quốc và từ chối nó là không lịch sự.

"Tôi biết mọi thành viên trong đoàn đại biểu đều nhận quà" - cha Harrington làm chứng.

Cảm giác bị bỏ rơi

Ở hầu hết các phiên tòa, Tiến sĩ Chang dường như đều cười. Nhưng sau đó, tài liệu của tòa án khẳng định bà tự tử.

Hồi tháng 9, Tiến sĩ Chang có ý định tự tử. Mọi người lo ngại về tình trạng nghiện rượu của bà. Bà thường xuyên tới các cuộc họp với những cái chai nước Poland Spring nhưng chứa đầy vodka.

Các luật sư đề nghị Tiến sĩ Chang đi cai nghiện rượu. Một thẩm phán đã xem xét vấn đề này thay vì yêu cầu bà tới nhà tù liên bang. Bà được thả sau một tuần với điều kiện vẫn bị quản thúc và tuân thủ quy trình kiểm tra độ cồn hằng ngày.

Tiến sĩ Chang viết về tình yêu của bà dành cho con trai trong thư tuyệt mệnh. Bà nói về sự cay đắng khi St. John’s đã bỏ rơi bà. « Bà ấy đã nhắc đi nhắc lại việc đã làm việc ở đó 30 năm » - một quan chức hành pháp kể lại.

Bà chết trên sàn phòng tắm, khuôn mặt bà trông như thể đang ngủ trưa trước khi xuất hiện tại tòa vào buổi sáng hôm sau. Bà mặc một chiếc áo hoa lụa kết hợp với áo khoác đen, tóc được chải ngay ngắn. Son môi và má hồng trông tươi tắn, không nhòe nhoẹt chút nào. Gần như không có chút gì lộn xộn. Chiếc dây sáng bóng quấn xung quanh cổ trông như một sợi dây chuyền.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thảo (Vietnamnet/New York Times)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN