Những kỹ năng cha mẹ nào cũng phải dạy con để tránh xảy ra tai nạn thương tâm

Sự kiện: Giáo dục

Chuyên gia tâm lý, kỹ năng sống Vũ Việt Anh “mách” những điều cần thiết phụ huynh cần trang bị cho trẻ.

Ngoài phòng chống yêu râu xanh, quý phụ huynh cần hướng dẫn cho con mình những kỹ năng sinh tồn.

Chuyên gia tâm lý, kỹ năng sống Vũ Việt Anh, Học viện Thành Công “mách” phụ huynh những kỹ năng cần thiết cha mẹ bắt buộc phải dạy con.

Những kỹ năng cha mẹ nào cũng phải dạy con để tránh xảy ra tai nạn thương tâm - 1

Chuyên gia tâm lý, kỹ năng sống Vũ Việt Anh mách những điều cần thiết phụ huynh cần trang bị cho trẻ.

1. Kỹ năng sơ cấp cứu khi gặp tai nạn

Các tai nạn thương tích thường sảy ra bất ngờ, nhưng nếu bình tĩnh xử lý, tỷ lệ an toàn, sống xót của các con sẽ cao hơn. Cần hướng dẫn con các số điện thoại khẩn cấp trong các tình huống. Các kỹ năng xử lý, băng bó các vết thương, kỹ thuật ép tim lòng ngực, kỹ thuật chữa ngẹn, hóc...

2. Kỹ năng phòng chống đuối nước

Phụ huynh nên khuyên các con:

- Không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước.

- Chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.

- Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục. Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển.

- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như mặc áo phao.

Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt…

Hãy cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để người trên bờ kéo dần vào.

Như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quả hơn. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

3. Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

Hướng dẫn con tham gia giao thông an toàn, là một trong những kỹ năng thiết yếu nhất.

- Không chở quá số người quy định.

- Không dàn hàng ngang

- Không đua xe, đánh võng, lượn lách..

- Cha mẹ, người lớn cần làm gương khi tham gia giao thông.

4. Kỹ năng thoát hiểm nhà cao tầng, kỹ năng phòng chống cháy nổ

Ngày nay tại các thành phố lớn, các khu nhà cao ốc mọc nên san sát, việc sống, làm việc, di chuyển trong các tào nhà cũng cần tuân thủ những nguyên tắc an toàn và trang bị cho con những kỹ năng thoát hiểm khi có những thảm họa:

-Gọi điện thoại cho lực lượng PCCC qua số 114.

-Muốn dập tắt được đám cháy thì chúng ta một lần nữa phải làm giảm hoặc cách ly một trong ba yếu tố gây nên quá trình cháy (Nhiệt, Nhiên liệu và Ôxy)

Thông thường các dụng cụ và vật liệu như cát, bột đá..nước, chăn mền ướt vv luôn được mọi người sử dụng vì chúng có sẵn hoặc dễ kiếm, phổ thông và rẻ.

-Hướng dẫn trẻ học cách sử dụng chúng bình cứu hỏa.

Những kỹ năng cha mẹ nào cũng phải dạy con để tránh xảy ra tai nạn thương tâm - 2

Trẻ cần được học các kỹ năng sống cần thiết. 

5. Cách xử lý khi phát hiện có mùi gas trong nhà

Khi phát hiện có mùi gas trong nhà tuyệt đối không bật công tắc điện, cầu dao, kể cả điện thoại di động... vì sẽ làm chập điện gây cháy nổ.

- Tìm cách mở hết tất cả các cửa nhẹ nhàng, tránh gây ma sát cửa cho khí gas thoát ra ngoài.

- Dùng quạt giấy hoặc dùng các vật liệu nhẹ quạt cho khí gas thoát ra ngoài, làm giảm nồng độ để không thể gây nổ, gây ngạt và ngộ độc gas.

- Sau đó tiếp cận và khóa van gas. Gọi điện cho nhà cung cấp gas đến xử lý.

- Khi phát hiện ngọn lửa cháy trên bình gas không được chạy, nếu chạy thì ngọn lửa của bình gas sẽ tạo nhiệt và gây cháy các vật xung quanh, hậu quả sẽ cực kì nghiêm trọng. Phải hết sức bình tĩnh tìm cách dập ngọn lửa trên bình gas.

-Dùng bình cứu hỏa xịt trực tiếp vào ngọn lửa hoặc dùng chăn ướt phủ lên ngọn lửa. Sau đó, dội nước liên tục làm nguội van bình gas. Van gas lúc này rất nóng nên không thể khóa lại được. Dùng vật tiếp xúc gián tiếp di chuyển bình gas ra nơi thoáng gió, tiếp tục dội nước đến khi khóa được van gas lại. Gọi điện nhà cung cấp gas đến xử lý nốt phần còn lại. Hãy yên tâm thực hiện các công đoạn này vì binh gas sẽ không nổ khi đã cháy.

5. Đề phòng chó và súc vật cắn

Hãy hướng dẫn con tránh xa những con chó lạ mình không biết và tuyệt đối giữ cho trẻ an toàn khi tiếp xúc với chó, đừng bao giờ để chúng lại một mình với chó, đặc biệt là một con chó lạ.

Luôn nhắc con đừng bao giờ đùa giỡn khi chúng đang ăn hoặc đang cho con bú. Với bản năng làm mẹ và bản tính hoang dã, những chú chó này thường hung dữ hơn rất nhiều.

Khi đến gần bất cứ con chó lạ nào, hướng dẫn con nên bước đi chậm rãi và đừng bao giờ cho chúng có cơ hội tiến đến gần. Nếu chó trở nên dữ tợn, thì không nên bỏ chạy hay la hét mà hãy bình tĩnh, bước đi bình thường và đừng nhìn chúng.

Khi không may bị chó cắn, cần nhanh chóng sơ cứu, xử lý vết thương.

6. Kỹ năng quản lý cảm xúc

Phụ huynh nên thường xuyên, tâm sự, trao đổi, động viên khích lệ con. Không quá áp lực cho con, so sánh, kỳ vọng vào con.

Cách dạy trẻ thành người bạn tốt, hòa đồng

Tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hầu hết mọi người. Làm thế nào để dạy cho con cách trở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN