Khó tin nhưng có thật: Đang học, trẻ em phải ra sân chạy nhảy cho đỡ rét vì thiếu áo ấm

Sự kiện: Giáo dục

Do trời lạnh nên có bao nhiêu quần áo các em đều mặc hết trên người. Thậm chí những chiếc áo rách đã được mặc ở bên trong nhưng vẫn không đủ ấm.

Những ngày qua, thời tiết rét đậm kéo dài khiến thầy trò vùng cao ở tỉnh nghèo Điện Biên gặp vô vàn khó khăn. Ở nhiều nơi, các thầy cô giáo còn phải cho học sinh đốt lửa ở tại phòng học để sưởi ấm.

Liên hệ với thầy Nguyễn Văn Kiên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ), giọng thầy Kiên chùng xuống khi nhắc đến cái lạnh tím da thịt mà thầy và trò nơi vùng núi đá này đang phải chịu đựng: “Nếu ở Hà Nội lạnh 10 độ C thì ở đây lạnh đến 5 độ C. Cái lạnh nơi vùng núi đá cao lại càng khủng khiếp hơn khi đa phần các em học sinh không có đủ áo ấm để mặc và chăn đắp trong mùa đông…”.

Khó tin nhưng có thật: Đang học, trẻ em phải ra sân chạy nhảy cho đỡ rét vì thiếu áo ấm - 1

Bữa ăn đạm bạc của các em học sinh tại trường.

Theo lời thầy Kiên, trường tiểu học và trung học Nậm Tin có khoảng 500 em học sinh. Các em chủ yếu là người dân tộc thiểu số, gia đình sinh sống trong các bản, làng xa xôi hẻo lánh. Trường học nằm cách xa nhà, nhiều em đến trường phải đi quãng đường rất xa băng qua đồi núi, sông, suối. Những ngày mưa, đường xá lầy lội khiến các em học sinh không thể tới trường, hầu hết các em đều phải ở nội trú.

Khó tin nhưng có thật: Đang học, trẻ em phải ra sân chạy nhảy cho đỡ rét vì thiếu áo ấm - 2

Để đến trường, các em học sinh phải vượt quãng đường rất xa.

“Sau nhiều nỗ lực vận động quyên góp từ các nhà hảo tâm, trường đã xây dựng được một số phòng học, phòng lán cho học sinh ở trọ tại trường. Tuy nhiên, do kinh phí eo hẹp số lượng phòng trọ chỉ đáp ứng được một phần rất ít nhu cầu của các bạn học sinh. Nhiều bạn chưa có chỗ để ở mà hàng ngày vẫn phải đi học từ nhà. Việc theo học rất khó khăn”, thầy Kiên chia sẻ.

Khó tin nhưng có thật: Đang học, trẻ em phải ra sân chạy nhảy cho đỡ rét vì thiếu áo ấm - 3

Khó khăn trong từng bữa ăn.

Thầy hiệu trưởng kể tiếp: “Những hôm trời rét quá, học sinh không có đủ quần áo ấm cứ co ro vì lạnh. Khi không chịu được thì chúng rủ nhau chạy ra sân trường nô đùa, chạy nhảy cho nóng người lên rồi lại vào học tiếp. Thương lắm! Trời lạnh nên có bao nhiêu quần áo các em đều mặc hết trên người. Những cái áo rách không lành lặn, áo mỏng thì các em mặc ở bên trong. Áo lành mặc bên ngoài. Không có áo thật ấm nên các em phải mặc thật nhiều lớp áo khác nhau để không bị rét”.

Khó tin nhưng có thật: Đang học, trẻ em phải ra sân chạy nhảy cho đỡ rét vì thiếu áo ấm - 4

Nhiều học sinh thường xuyên phải ăn cơm với rau do nhà trường không có đủ kinh phí.

Tương tự, điểm trường tiểu học Phìn Hồ nằm ở huyện miền núi Nậm Pồ có khoảng 400 em học sinh. Theo hiệu trưởng Trần Đăng Khoa, những học sinh nhà cách trường 6 -10km sẽ được ở bán trú tại trường. Tuy nhiên, vẫn còn hàng trăm học sinh vẫn phải thức dậy từ lúc tinh mơ, vượt cái rét căm căm của đại ngàn, đi bộ 3 - 4km để đến trường học.

Khó tin nhưng có thật: Đang học, trẻ em phải ra sân chạy nhảy cho đỡ rét vì thiếu áo ấm - 5

Những em học sinh may mắn khi có một chiếc chăn mỏng đắp trong ngày đông giá rét.

“Trước đây, mỗi dịp được nghỉ học hay cuối tuần, học sinh thường nô nức kéo nhau về nhà. Tuy nhiên, cuối tuần này, 2/3 số học sinh bán trú ở lại trường vì rét. Và hơn thế, về nhà các em cũng không thấy được ấm áp hơn vì nhà các em cũng không có đủ chăn để đắp”, thầy Khoa kể.

Cũng như nguyện vọng của Ban giám hiệu trường tiểu học và trung học Nậm Tin, thầy Khoa mong rằng các nhà hảo tâm quan tâm và hỗ trợ nhà trường kinh phí giúp các bạn học sinh quần áo và chăn ấm.

Khó tin nhưng có thật: Đang học, trẻ em phải ra sân chạy nhảy cho đỡ rét vì thiếu áo ấm - 6

Mơ nước về một chiếc đệm ấm khi đi ngủ của những bạn trẻ vẫn còn xa vời...

“Mùa đông năm nay, dự báo sẽ kéo dài và rất lạnh mong rằng các em sẽ có đủ chăn ấm để đắp, đảm bảo sức khỏe học hành”, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phìn Hồ tâm sự.

Điều chưa biết về chàng trai khoa Văn luôn đồng hành cùng trẻ em vùng cao

H.C.T – học viên cao học K25 khoa Ngữ Văn - Đại học Sư phạm Hà Nội, được biết đến là chàng trai luôn đồng hành với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Cao Tuân (Gia Đình & Xã Hội)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN