5 bước giúp cha mẹ "cầm cương" nhóc tỳ nghịch ngợm, không nghe lời

Sự kiện: Dạy con

Đừng để mất bình tĩnh mà nổi nóng, quát mắng khi các bé con nghịch ngợm, không nghe lời. Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên có cách xử lý gần gũi và hiệu quả hơn để nuôi dạy con.

1. Theo dõi các hành vi mang tính hung hăng của trẻ

Trẻ có thể nhiễm tính cách hung hăng, bạo phát khi bị quá thu hút, hấp dẫn bởi đồ chơi vũ khí như dao, kiếm hoặc các trò chơi điện tử đầy bạo lực. Dù trẻ coi đó như một giấc mơ để cứu thế giới. Nên hạn chế những hình ảnh quá bạo lực, và có một số bài học hữu ích để các cậu bé hiểu đúng và sai về những hành vi này. Nên mua những đồ chơi thích hợp cho lứa tuổi và giải thích cho trẻ hiểu rằng trò chơi với trí tưởng tượng rất tốt nếu trẻ không làm tổn thương đến ai dù chỉ là trong trò chơi.

2. Bình tĩnh khi bắt gặp trẻ đang gây rối

Ngay cả khi bạn bị căng thẳng về tội gây rối hoặc tính cách hung hăng, nóng nảy của trẻ, hãy cố gắng giữ được bình tĩnh. Điều cha mẹ nên tránh là phản ứng lại với sự hung hăng của trẻ bằng chính các hành vi trừng phạt nóng giận của mình. Mặc dù việc mắng mỏ hoặc trách móc nghiêm trọng có thể ngăn chặn hành vi gây rối ở ngay thời điểm này, nhưng trẻ em bị trừng phạt theo cách đánh, mắng thực sự có khuynh hướng hành động gây hấn, bạo lực về lâu dài. Thay vào đó, cha mẹ hãy sử dụng những hành vi nhắc nhở lịch sự và nhẹ nhàng để bàn bạc và khuyên bảo một cách tôn trọng với trẻ. Quan tâm đến sở thích của trẻ, dần dần hướng trẻ về những đồ chơi như rô-bốt thông minh, bộ sưu tập côn trùng, máy bay, ô tô, mô hình…và đặt các câu hỏi về các món đồ chơi đó. Sau đó, tỏ vẻ khen ngợi trẻ vì hiểu biết những kiến thức về côn trùng, xe hơi hoặc sự thông minh, khéo tay khi trẻ lắp ráp được các bộ xếp hình khó.

5 bước giúp cha mẹ "cầm cương" nhóc tỳ nghịch ngợm, không nghe lời - 1

3. Nhấn mạnh sự tử tế và nhạy cảm

Mặc dù đa số các bé trai không thích sự chia sẻ và rất coi trọng quyền sở hữu, chúng không muốn mang bộ mô hình xe hơi, hoặc các bộ xếp hình cho bạn chơi cùng. Đồng thời có một số bé còn thích chọc phá vật nuôi. Để phát triển khía cạnh thông cảm, hòa đồng của con, hãy giải thích tầm quan trọng của sự tử tế bằng cách chia sẻ đồ chơi với bạn bè và nhẹ nhàng với vật nuôi. Bạn cũng có thể đọc những câu chuyện tập trung vào những người đàn ông lịch sự rộng rãi với bạn bè và bảo vệ giúp đỡ người thân trong gia đình. Tìm kiếm cơ hội để phát triển, hình thành tính cách tích cực của con trai.

4. Khuyến khích thể hiện cảm xúc

Khi các bé trai đã phát triển một vai trò tích cực trong việc chấp nhận khía cạnh nhạy cảm của mình, nó có thể trở nên dễ dàng hơn để trẻ nói về cảm xúc của mình. Hãy khuyến khích và giải thích để trẻ hiểu rằng, bộc lộ cảm xúc không có gì là xấu, ngoài ra khi trẻ biểu hiện được cảm xúc của mình có thể giúp xua tan tình trạng căng thẳng và giảm khả năng xảy ra một cuộc bùng phát cảm xúc. Có thể mất một thời gian để các bé trai phát triển kỹ năng nói về những suy nghĩ và cảm xúc của mình, vì vậy hãy kiên nhẫn và khuyến khích. Tuy nhiên, nếu con bạn không muốn nói chuyện ngay lúc đó, hãy để bé được một mình, thay vào đó, chỉ cần ôm bé và để bé biết bạn sẽ ở bên cạnh ngay khi bé đã sẵn sàng để nói chuyện.

5. Đừng chỉ chăm chú quan tâm đến “bẩn” và “ ồn ào”

Khi bạn nhìn thấy con trở về nhà sau một buổi chiều chơi với chúng bạn, đừng vội chán nản hay nhăn nhó khi thấy trẻ lấm lem hoặc bê bết bùn. Chỉ cần vào nhà tắm trong vòng 10 phút, bé sẽ sạch sẽ và thơm tho ngay, nhưng những kỷ niệm của một ngày vui chơi tuyệt vời với bạn bè sẽ kéo dài trong nhiều năm. Thay vì cố giữ mọi thứ sạch sẽ hoàn hảo, hãy để bé có thể thư giãn và tận hưởng cuộc sống. Vì vậy, cho phép các cậu con trai được chơi trong bùn, tắm mưa, đào đất... Miễn là được chơi an toàn và các bé được khỏe mạnh.

Nếu trẻ luôn ồn ào gây phiền phức cho bạn hoặc hàng xóm, hãy thiết lập một khu vực riêng trong nhà bạn, hoặc sử dụng một phòng ngủ có cách âm. Nếu bạn vẫn không thể xử lý được mức độ quá ồn ào, hãy đưa bé đến một sân chơi gần đó hoặc công viên nơi trẻ có thể thả lỏng, thoải mái la hét và giải phóng năng lượng. Sau một thời gian chạy và hoạt động hăng hái trẻ sẽ ngoan ngoãn trong nhà bếp để hưởng thụ một bữa ăn nhẹ nhàng, ngon miệng.

8 câu nói dối ''kinh điển'' của bố mẹ ảnh hưởng đến việc dạy con

Chúng ta đang nói dối con mình mỗi ngày mà không nhận ra. Đôi khi, đó chỉ là những câu cửa miệng tưởng chừng vô thưởng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Châu (Theo Parents) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN