3 điểm/môn trúng tuyển ngành sư phạm: Thầy dốt có đào tạo được trò giỏi?

“Người thầy có vai trò quan trọng trong định hướng tương lai cho học sinh. Và đương nhiên, thầy giỏi thì sẽ đào tạo được những thế hệ trò giỏi”, GS. Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay.

3 điểm/môn trúng tuyển ngành sư phạm: Thầy dốt có đào tạo được trò giỏi? - 1

Những thầy cô giỏi sẽ đào tạo được những thế hệ học trò giỏi. Ảnh minh họa

Năm nay, điểm thi THPT quốc gia của thí sinh được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, điểm chuẩn vào các trường sư phạm lại tụt xuống “đáy sàn”. Nhiều người tỏ ra băn khoăn, lo ngại với chất lượng đầu ra của các giáo viên tương lai.

Là một trong những người có tâm huyết với ngành giáo dục, PGS Văn Như Cương –  Chủ tịch HĐQT Trường Lương Thế Vinh, Hà Nội  cho hay: “Việc chúng ta cần làm hiện nay là dồn lực đào tạo lại giáo viên chưa đảm bảo chất lượng thay vì việc chúng ta tuyển sinh tràn lan vì sợ không tuyển sinh thì các thầy cô trường sư phạm không biết dạy ai.

Điểm chuẩn vào các trường sư phạm thấp kỉ lục báo động một nguy cơ lớn cho ngành giáo dục trong tương lai. Nhất là khi chúng ta đang từng bước đổi mới cơ bản và toàn diện ngành giáo dục. Để đổi mới thành công thì đương nhiên phải có nội lực mà người thực hiện ở đây không ai khác ngoài giáo viên. Vì thế, giáo viên chính là yếu tố quyết định sự thành bại của giáo dục nước nhà.

Không hiểu với một đầu vào chất lượng thấp tới mức “tệ” thế thì thầy cô tương lai sẽ dạy ai và dạy cái gì? Hiện nay một số trường cao đẳng sư phạm lấy đầu vào 3 điểm/môn. Giả sử 3 điểm môn Toán mà sau này thành giáo viên dạy Toán thì đúng là thảm họa. Thầy dốt chắc chắn sẽ khó có trò giỏi là điều hiển nhiên”.

PGS Văn Như Cương cũng cho biết thêm: “Chỉ cần khâu đào tạo giáo viên tốt sẽ không lo giáo viên thất nghiệp. Hiện nay ở hệ thông các trường ngoài công lập không quan trọng giáo viên có bao nhiêu kinh nghiệm, chỉ cần đảm bảo có năng lực và chuyên môn tốt là sẽ có việc làm với mức lương xứng đáng. Tuy nhiên, nhìn nhận vào thực tế số giáo viên có thu nhập cao, đặc biệt giáo viên có thu nhập rất cao nhờ dạy trực tuyến, dạy thêm vẫn chỉ là con số rất ít. Lương giáo viên vẫn luôn được cho là không đủ sống, trong khi đó, giáo viên không kiếm được việc làm thêm ngoài.

Hình ảnh cô giáo bán quần áo, bán xôi trước cổng trường hay thầy giáo đi chạy xe ôm vẫn là những hình ảnh rất đáng buồn cho bức tranh giáo dục không thể “tệ” hơn”.  

Cũng liên quan đến vấn đề này, GS. Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay: “Từng là sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi được học với những thầy giáo có chuyên môn giảng dạy như: GS Đặng Thai Mai, GS Trần Văn Giàu… và đương nhiên những học trò của các thầy tôi đều là những người thầy giỏi sau khi ra trường. Điều đó khiến tôi nhận ra rằng, người thầy có vai trò quan trọng trong định hướng tương lai cho học sinh. Và đương nhiên, thầy giỏi thì sẽ đào tạo được những thế hệ trò giỏi.

Khi nghe tin trường sư phạm chỉ lấy điểm chuẩn có 12,75 mà tôi hoang mang và lo lắng. Thời của chúng tôi, phải cực giỏi mới đỗ được vào sư phạm. Ngày ấy ngành sư phạm có sức hút không kém gì ngành công an và quân đội bây giờ.

Hiện nay, ngành sư phạm “rớt giá” đến thảm hại cũng có những lí do riêng: Cơ hội việc làm khó, lương cho một sinh viên mới ra trường chỉ có hơn 2 triệu, lương giáo sư cũng không vượt qua con số 10 triệu…Thử hỏi như vậy thì lấy đâu ra động lực?

Trong khi đó, ở những nước có nền giáo dục tiên tiến, giáo viên của họ được hưởng mọi chế độ đãi ngộ, lương cao, được coi trọng”.

3 điểm/môn trúng tuyển ngành sư phạm: Thảm họa của ngành giáo dục?

“3 điểm/môn trúng tuyển ngành sư phạm là thảm họa của ngành giáo dục. Bởi lẽ, để có nền giáo dục phát triển thì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Điểm chuẩn đại học năm 2018 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN