Tranh cãi kịch liệt phía sau tác phẩm điện ảnh nổi tiếng

Không phải bộ phim nào cũng hoàn hảo và được lòng khán giả dù nổi tiếng thế nào.

Star Wars

Tựa phim kinh điển của nước Mỹ từ năm 1977 luôn là bộ phim yêu thích của hàng triệu fan đam mê khoa học viễn tưởng trên toàn cầu.

Star Wars thậm chí còn trở thành một phần của văn hóa nước Mỹ, thường xuyên xuất hiện trong các văn hóa phẩm khác như phim ảnh, truyện tranh.

Tranh cãi kịch liệt phía sau tác phẩm điện ảnh nổi tiếng - 1

Nữ diễn viên Carrie Fisher cảm thấy bị hủy hoại bởi cảnh này

Tuy là một trong những bộ phim vũ trụ kinh điển nhưng Star Wars cũng không phải là một loạt phim hoàn hảo. Cảnh trong tập Chiến tranh giữa các vì sao 6: Sự trở lại của Jedi đã gây ra nhiều tranh cãi giữa khán giả. Đó là cảnh công chúa Leia bị nhân vật phản diện - trùm tội phạm Jabba người Hutt khống chế. Điều đáng bàn cãi ở đây là trang phục của công chúa Leia lúc đó là một bộ nội y ánh kim.

Nhiều năm về sau, nữ diễn viên Carrie Fisher – người thủ vai công chúa Leia vẫn cho rằng, chính hình ảnh đó đã hủy hoại cô. Bộ phim đã cố biến Carrie Fisher trở thành một biểu tượng nóng bỏng dù cô không hề mong muốn.

Bộ nội y nổi tiếng của công chúa Leia đã được đem ra bán đấu giá vào năm 2015 với giá khởi điểm 2 tỷ đồng.

Alien

Bộ phim kinh dị Alien của đạo diễn Ridley Scott ra mắt năm 1979 đã tạo ra một tiêu chuẩn hoàn toàn mới cho dòng phim kinh dị viễn tưởng từ đó đến nay. Bộ phim được coi là một tác phẩm về sự sống bên ngoài Trái Đất nổi tiếng nhất.

Không chỉ được lòng khán giả, Alien còn được các nhà phê bình phim ảnh đánh giá khá cao – một điều mà ít tác phẩm kinh dị nào có thể làm được.

Tuy là chuẩn mực mới cho dòng phim kinh dị viễn tưởng nhưng đạo diễn Ridley Scott cũng không thể tránh khỏi sai sót. Một cảnh trong phim đã được khán giả chỉ ra là khá phi thực tế và không có chút logic nào.

Tranh cãi kịch liệt phía sau tác phẩm điện ảnh nổi tiếng - 2

Cảnh Lambert khóc lóc thay vì chạy đi khi bị tấn công khiến khán giả bực mình

Đó là cảnh phim khi Lambert (Veronica Cartwright thủ vai) đang hoảng loạn và sợ hãi vì những con quái vật ngoài không gian, anh chàng Parker (Yaphet Kotto) đã quyết định hi sinh thân mình, ở lại một tòa tháp có đầy quái vật để cho Lambert chạy thoát. Nhưng thay vì chạy đi theo lời của Parker, cô lại đứng đó khóc lóc, hò hét. Tình tiết này đã khiến các fan hâm mộ bực mình và phàn nàn khá nhiều.

Finding Dory

Bộ phim hoạt hình được làm lại từ tựa phim Finding Nemo nổi tiếng cũng đã vấp phải một làn sóng tẩy chay ngay khi phim vừa lộ diện trailer.

Tranh cãi kịch liệt phía sau tác phẩm điện ảnh nổi tiếng - 3

"Finding Dory" cũng bị khán giả soi ra chi tiết gây tranh cãi

Lý do để các khán giả tranh luận không dứt về Finding Dory nằm ở một tình tiết khá là…không liên quan đến bộ phim. Đó là cảnh một gia đình đồng tính nữ đưa con đi chơi trong viện hải dương và xuất hiện xẹt qua màn hình.

Tranh cãi kịch liệt phía sau tác phẩm điện ảnh nổi tiếng - 4

Cặp đôi đồng tính khiến phim bị phản đối

Chỉ có vậy nhưng các bậc phụ huynh đã phản đối Finding Dory gay gắt. Họ cho rằng điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến những khán giả nhí và đưa đến những cái nhìn lệch lạc cho nhiều đứa trẻ.

Phía Disney vẫn im lặng trước làn sóng tẩy chay. Tuy nhiên “nhà chuột” trước đến nay vẫn nổi tiếng với những ý tưởng táo bạo của mình. Cô công chúa Elsa trong phim hoạt hình Frozen cũng được úp mở là một đồng tính nữ.

The Last Temptation of Christ

Bộ phim Hà Lan The Last Temptation of Christ của đạo diễn Martin Scorsese đã nhận được một đề cử Oscar cho danh hiệu đạo diễn xuất sắc nhất. Điều này đã chứng tỏ tài năng của vị đạo diễn sinh năm 1942. The Last Temptation of Christ được đánh giá cao bởi sự sáng tạo đến mức táo bạo của đạo diễn.

Tuy nhiên, The Last Temptation of Christ cũng đã tạo ra một làn sóng tranh luận kéo dài hàng thập kỷ. Lý do là bộ phim đã đụng chạm tới hai vấn đề nhạy cảm nhất: Tôn giáo và tình dục.

Tranh cãi kịch liệt phía sau tác phẩm điện ảnh nổi tiếng - 5

Phim động chạm đến 2 vấn đề nhạy cảm là tôn giáo và tình dục

Bộ phim đề cập đến phần con người trong chúa Jesus đang bị treo trên thánh giá trước những cám dỗ của quỷ satan và về những gì mà lẽ ra cuộc sống trần tục ngài đã có, trong đó bao gồm cả việc kết hôn và có con với Mary Magdalene.

Cảnh chúa Jesus quan hệ tình dục với Mary Magdalene đã được miêu tả trong bộ phim. Dù cho đạo diễn Martin Scorsese đề cập đến hình ảnh này thông qua một giấc mơ của chúa Jesus khi Ngài đang bị satan cám dỗ, thì điều đó cũng đủ khiến những tín đồ Thiên chúa giáo phẫn nộ.

Ngay khi bộ phim được phát hành, những cuộc biểu tình tôn giáo đã nổ ra ở miền Nam nước Mỹ. Các bang Savannah, Georgia đã cấm chiếu bộ phim. Ngay cả hãng sưu tập và cho thuê phim Blockbuster ban đầu cũng từ chối đưa đĩa phim này lên giá của họ.

Tại Paris, một nhóm tín đồ Thiên Chúa Giáo ném bom xăng vào một rạp đang chiếu bộ phim này làm hơn 10 người bị thương. Cuốn sách mà bộ phim này chuyển thể cũng đã bị nhà thờ Thiên Chúa Giáo ra lệnh cấm, còn tác giả của cuốn sách, Nikos Kazantzakis, đã bị rút phép.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Yên Chi ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN