Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
2
Jack Draper
1
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
2
Jasmine Paolini
1
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
0
Cristian Garin
2
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
2
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
2
Yue Yuan
0
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
0
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Quy chuẩn kỹ thuật F1 2016: Đáng chờ đợi (P2)

Sự thay đổi quy chuẩn kỹ thuật năm 2016 sẽ đem lại khác biệt tinh tế cho chiếc xe mùa giải này. Bài viết này sẽ phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi tác động đến chiếc xe của các đội đua như thế nào.

POWER UNITS (PU)

Năm vừa qua, các đội đua chỉ được phép sử dụng 4PU cho cả mùa giải. Có thời điểm Red Bull gặp khó khăn về động cơ và phải chịu án phạt khi sử dụng quá số động cơ được phép. Nhưng mùa giải này thay vì 4, các đội đua sẽ được sử dụng 5 động cơ cho cả mùa giải.

Sự tăng số lượng này bắt nguồn từ việc giải đấu Germany GP trở lại và sự xuất hiện của Azerbaijan khiến cho mùa giải kéo dài đến 21 chặng đua, từ đó việc phải sử dụng nhiều động cơ hơn là điều hiển nhiên.

Nhưng nguy cơ thay đổi số lượng động cơ mùa này vẫn hiển hiện, bởi nếu như chặng đua United State GP tại Austin bị loại bỏ (nguy cơ), thì số lượng PU được phép sẽ chỉ còn 4 mà thôi.

Vấn đề đặt ra với các kỹ sư động cơ nằm ở chỗ, nếu 21 chặng đua và 5 động cơ thì mỗi chiếc PU sẽ phải chạy 1.250km, nhưng nếu chỉ còn 4 PU và 20 chặng thì mỗi chiếc PU sẽ phải chạy tổng cộng 1.500km (lưu ý: con số này chỉ là số km thực hiện trong các chặng đua, không bao gồm 3 phiên chạy thử và 3 vòng chạy phân hạng). Nếu tính cả các phiên chạy thử thì sẽ là một con số làm lo ngại tất cả đội ngũ kỹ thuật của các đội đua.

Mỗi PU mà các đội đua sửu dụng thẻ nâng cấp sẽ phải kết thúc trước ngày 28/2/2016. Các đội đua cũng phải công bố số thẻ nâng cấp đã sử dụng đến thời điểm này và số thẻ còn lại sẽ sử dụng trong mùa 2016. Điều đó đồng nghĩa trước khi tham dự đợt test đầu tiên các đội đã phải hoàn thành việc nâng cấp động cơ, các gói nâng cấp sau đó phụ thuộc vào số thẻ còn lại, hồ sơ của các gói nâng cấp này cũng phải nộp cho FIA trước thời hạn cuối 28/2.

Các đội đua sử dụng động cơ cũ như Toro Rosso đã được xác nhận 2015 hay động cơ 2016 như Haas hay Sauber đương nhiên bắt buộc phải tuân thủ quy tắc này.

Quy chuẩn kỹ thuật F1 2016: Đáng chờ đợi (P2) - 1

Một trong những nghiên cứu an toàn nhằm đảm bảo cho các tay đua

TESTING – THỬ NGHIỆM XE

Quy định thử nghiệm xe nghiêm cấm việc sử dụng chiếc xe được thiết kế bởi bên thứ 3 ngoài đội đua hoặc nhà sản xuất để tham gia thử nghiệm. Ngoài 8 ngày thử xe đầu mùa, các đội đua có thể thử nghiệm lốp xe theo đề nghị của Pirelli, nhưng các phiên thử nghiệm này chỉ được test lốp xe chứ không nhằm mục đích phát triển xe của các đội đua. Sẽ có tối đa 3 đợt thử nghiệm lốp trong vòng 6 ngày.

Một chi tiết bổ sung là trong cả 2 phiên thử xe tại Circuit de Catalunya, các đội đua chỉ được phép chạy thử nghiệm tối đa là 15.000km. Các quy định về thử nghiệm này được lập ra nhằm tránh việc các đội đua tận dụng quá mức các đợt test để phát triển xe khi mà các thông số dữ liệu lốp, cài đặt xe ở ngày đầu tiên chưa được như ý muốn.

SAFETY STUDY – NGHIÊN CỨU AN TOÀN

Nhằm đảm bảo an toàn cho các tay đua, chiếc xe được trang bị camera tốc độ cao được cung cấp bởi Magneti Marelli. Camera này sẽ hỗ trợ thiết bị cảm biến gia tốc gắn trong mũ giúp cho các nghiên cứu và phân tích tác động ảnh hưởng của các lực đến phần đầu của người lái xe trong các vụ va chạm.

DRIVER STANDARDS – TIÊU CHUẨN TAY ĐUA

Năm 2015, quy định nêu rõ: “Trong mọi trường hợp, tay đua không được phép rời khỏi đường đua mà không có lý do chính đáng”. Nhưng năm nay quy định này điều chỉnh: “Tay đua cần phải nỗ lực hợp lý tại mọi thời điểm trên đường đua và không cố tình rời khỏi đường đua mà không có lý do chính đáng”.

Vấn đề ở đây là thay đổi cách diễn đạt văn bản, nhưng để xác định ‘nỗ lực hợp lý’ là một khái niệm rất chung chung, có lẽ để hiểu được nó cần phải qua tình hình diễn biến thực tế trong mùa giải này!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN