Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
0
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
-
Jack Draper
-
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
-
Jasmine Paolini
-
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
-
Tomas Martin Etcheverry
-
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
-
Yue Yuan
-
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

F1 Singapore GP: Cuộc chiến dưới ánh đèn

Sau chặng đua cuối cùng trên đất châu Âu hơn 1 tuần trước, các đội đua sẽ bước vào những chặng đua tiếp theo của mùa giải ở châu Á và châu Mỹ. Điểm đến tiếp theo trong lịch trình F1 là quốc đảo Singapore với chặng đua đường phố tại đường đua Marina Bay Street từ ngày 20-22/9.

Ý tưởng tổ chức một chặng đua F1 được Singapore tính đến từ lâu nhưng do đặc thù điều kiện địa chất không thể xây dựng được một trường đua đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy chính quyền Singapore lấy ý tưởng cuộc đua đường phố chạy dọc theo những con phố bên bờ biển như ở Monaco và Valencia để xây dựng đường đua quanh vịnh Marina với tên gọi: Marina Bay Street Circuit. Điều đặc biệt là cuộc đua này bắt đầu vào lúc 20h nên các tay đua sẽ thi đấu dưới ánh sáng của hệ thống đèn cao áp được lắp đặt riêng phục vụ cho chặng đua này. Như đa phần các đường đua danh tiếng khác, kết cấu đường đua được thiết kế bởi KTS tài ba Hermann Tilke. Năm 2008 Singapore chính thức được đăng cai một chặng đua F1 với tên gọi Singapore GP, đến năm 2010 ban tổ chức đường đua dự kiến thay đổi thiết kế đường đua vào năm 2011 nhưng sau đó đã không được thực hiện.

F1 Singapore GP: Cuộc chiến dưới ánh đèn - 1

Toàn cảnh đường đua Marina Bay Street

Marina Bay Street có chiều dài mỗi vòng đua 5,073km với 13 cua trái và 10 cua phải. Điều đặc biệt ở đường đua này bởi đây là một trong số rất ít các đường đua mà vòng chạy ngược theo chiều kim đồng hồ, do đó các tay đua sẽ phải tự thích nghi với hướng chạy ngay trong những buổi chạy thử. Với 61 vòng chạy các tay đua sẽ phải trải qua 309,316km trong một chặng đua. Trái ngược với chặng đua Monza nơi được coi là đường đua có tốc độ cao nhất thì chỉ sau hơn 1 tuần các tay đua sẽ tiếp tục thi đấu ở đường đua có tốc độ vào loại thấp nhất, tốc độ trung bình tại đây vào khoảng hơn 170km/h, vận tốc cao nhất đạt được tại đường đua này xấp xỉ 300km/h tại cuối đoạn thẳng ngắn ở góc cua Memorial Corner. Ở Singapore chiếc xe sẽ được cân chỉnh lực nén (downforce) ở mức cao để chiếc xe có thể đạt được độ cân bằng và ổn định qua những góc cua tốc độ thấp. Với hàng loạt góc cua trải dài khắp đường đua và được phân bố đồng đều nên độ bền động cơ, hệ thống phanh và hệ thống làm mát sẽ là bài toán không giản đơn với đội ngũ kỹ sư của các đội đua.

Tại Marina Bay Street năm nay cũng có hai đoạn thẳng các tay đua được phép sử dụng DRS với điểm xác định DRS (DRS detection) thứ nhất nằm tại cua 4, đoạn DRS activation nằm trải dài từ sau cua 5 đến trước cua 7, điểm DRS detection thứ hai nằm trước cua 22 và đoạn DRS activation thứ hai nằm trên đoạn thẳng start/finish bắt đầu ngay sau cua 23 và kết thúc trước góc cua số 1. Ở chặng đua này mỗi lần pitstop các tay đua sẽ mất gần 24giây cho tất cả các thao tác kỹ thuật và chạy qua pit. Kỷ lục thời gian nhanh nhất cho 1 vòng chạy do Kimi Raikkonen xác lập vào năm 2008 với thành tích 1 phút 45 giây 599.

F1 Singapore GP: Cuộc chiến dưới ánh đèn - 2

Sơ đồ đường đua

Kể từ sau chặng Canadian đến chặng đua này Pirelli lại cung cấp lốp siêu mềm (viền đỏ) và lốp trung bình (viền trắng) cho các đội đua. Mặc dù so với Canadian GP đặc tính hợp chất lốp đã được thay đổi nhưng với 2 loại lốp được cung cấp cho chặng đua này thì các đội đua sẽ cần ít nhất khoảng 3 pitstop để hoàn thành chặng đua.

Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở châu Á và khu vực Đông nam Á, đây là vùng đất được tách ra từ Malaysia và được tuyên bố độc lập từ năm 1965. Được biết đến như một quốc đảo với 63 hòn đảo lớn nhỏ. Singapore là một trong những quốc gia phát triển kinh tế hàng đầu châu Á mới mũi nhọn là phát triển thương mại và dịch vụ, đồng thời Singapore cũng được biết đến là trung tâm tài chính đứng thứ tư trên thế giới. Du lịch cũng là một ngành kinh tế hàng đầu của quốc gia này, hàng năm có hơn 10 triệu lượt du khách lựa chọn đất nước này là điểm đến. Dịch vụ y tế và giáo dục cũng là một thế mạnh của Singapore và đang đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước góp phần phát triển nền kinh tế bền vững. Với việc được đăng cai một chặng đua trong lịch trình F1 thường niên tại đường đua Marina Bay Street thì quốc gia này sẽ trở thành một điểm đến lý tưởng cũng như một sự lựa chọn hàng đầu cho du khách cũng như fan F1 trên toàn thế giới.

F1 Singapore GP: Cuộc chiến dưới ánh đèn - 3

Một phần Singapore nhìn từ trên không

Với sức mạnh đã được thể hiện trong những chặng đua vừa qua, với đường đua đòi hỏi lực nén cao như Marina Bay Street thì có lẽ Red Bull sẽ là người có ưu thế nhiều nhất. Nhưng các đối thủ cũng không dễ buông xuôi mà vẫn đặt mục tiêu tìm kiếm cơ hội cho riêng mình. Singapore GP dưới ánh đèn đêm sẽ đưa ra câu trả lời chính xác cho kết cục cuối cùng của mùa giải 2013. Cuộc chiến sẽ bắt đầu với buổi chạy thử lúc 17h00 ngày 20/9 và cuộc đua chính thức lúc 19h00 ngày 22/9 (theo giờ VN).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN