Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
2
Jack Draper
1
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
1
Jasmine Paolini
1
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
0
Cristian Garin
0
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
1
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
0
Yue Yuan
0
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

F1: McLaren và giấc mơ về thời hoàng kim

Sự kiện: Ô tô McLaren

182 lần thắng chặng, 8 chức vô địch đội đua, bệ phóng cho 12 danh hiệu tay đua vô địch thế giới trong lịch sử 50 năm là thành quả đồ sộ của đội đua McLaren – khiêm tốn hơn khi so với một Ferrari tham dự giải đấu sớm hơn với bề dày thành tích cao hơn.

Với mốc tham gia chính thức vào năm 1981, Ron Dennis đã đóng góp sức lực của mình vào hầu hết các bộ sưu tập danh hiệu trong phòng truyền thống của đội đua. Danh hiệu cuối cùng ông ăn mừng với đội chính là chức vô địch thế giới đầu tiên trong sự nghiệp F1 của Lewis Hamilton vào năm 2008, sau đó Ron Deniss tập trung cho công tác tại McLaren Group và McLaren Technology cho các dự án xe thể thao thương mại thương hiệu McLaren.

Niki Lauda & McLaren-TAG vô địch thế giới năm 1984. Trên chiếc MP4/2 động cơ TAG/Porsche TTE PO1 1.5 V6t, Niki Lauda và đồng đội Alain Prost thống trị với cách biệt quá bán trên bảng tổng sắp của mùa giải. Hai năm liên tiếp sau đó với phiên bản MP4/2B và MP4/2C, Alain Prost vô địch thế giới liên tiếp nhưng McLaren mất 1 danh hiệu vô địch đội đua  năm 1986 vào tay Williams-Honda; McLaren thua trong cuộc đua trước sự kết hợp ăn ý giữa một tên tuổi truyền thống Williams và nhà cung cấp động cơ F1 từ Châu Á, Honda.

Ron Dennis nhanh chóng bắt tay với Honda và ngay lập tức tạo ra công thức chiến thắng. Thời kỳ vàng son McLaren-Honda 1988 – 1991, 4 mùa vô địch kép với bộ đôi Ayrton Senna & Alain Prost.

Đây được xem là thời kỳ thống trị của Ron Dennis, McLaren và Honda trên mọi mặt trận. Đội đua sở hữu bộ đôi tay đua lão luyện và động cơ xe mạnh mẽ. Chiếc MP4 rất hiếm khi hỏng hóc trên đường chạy và cũng chính là ưu thế vượt trội so với các đối thủ khác khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bộ đôi này luôn đối mặt với những chặng đua phải bỏ cuộc.

F1: McLaren và giấc mơ về thời hoàng kim - 1

McLaren-Honda thời hoàng kim

Honda rời khỏi F1 là khoảng trống dài cho Ron Dennis và đội đua. McLaren hầu như không gặt hái thêm thành công nào cho đến khi kết hợp với Mercedes trong giải đấu Thể Thức 1 và cả dự án phát triển xe thể thao thương mại. McLaren-Mercedes có danh hiệu kép mùa giải 1998 với tay đua Mika Hakkinen.

Ở mùa giải đó, tay đua người Phần Lan vô địch thế giới với 100 điểm và đồng đội David Coulthard về ba với 56 điểm; về nhì là tay đua sẽ đi vào huyền thoại F1 thế giới Micheal Schumacher của Ferrari với 86 điểm. Hakkinen vô địch thế giới tiếp theo vào năm sau với McLaren-Mercedes, tuy nhiên McLaren thêm lần nữa mất danh hiệu đội đua vào tay Ferrari – đội sẽ thống trị làng đua F1 thời gian dài sau đó.

Mãi đến năm 2008, McLaren-Mercedes mới xuất hiện tay đua vô địch thế giới – tay đua trẻ Lewis Hamilton trên chiếc MP4-23 động cơ Mercedes FO108V; trong một mùa giải mà Ferrari vẫn luôn ổn định và có nhiều điểm số hơn với bộ đôi xếp sau Hamilton là Massa & Raikkonen.

Kể từ sau đó, từ 2009 đến 2014, McLaren hầu như thất bại qua các mùa giải dù vẫn sử dụng nhà cung cấp động cơ thân thuộc Mercedes và sở hữu lần lượt các tay đua vô địch thế giới hàng đầu như Hamilton, Alonso, Button. Thế giới F1 đã có nhiều đổi thay và Ron Dennis phải ra đi với ước mơ vô địch thêm lần nữa…

F1: McLaren và giấc mơ về thời hoàng kim - 2

McLaren-Honda mùa giải 2015

Năm 2013, Honda tuyên bố trở lại làng đua F1 với tư cách một nhà cung cấp động cơ. Và gần như sau đó, Honda ký hợp đồng hợp tác với McLaren – đội đua vừa kết thúc với đối tác nhiều năm Mercedes. Cuối 2014, Ron Dennis trở lại thay thế người tiền nhiệm Martin Whitmarsh, McLaren-Honda bước vào mùa giải với sự tin tưởng vào thành công từ quá khứ.

Công nghệ từ Honda trong đời sống di chuyển của con người đã quá rõ ràng, nhưng F1 gần như một không gian khác. Mùa giải 2015 đã đi qua 4 chặng đấu, McLaren vẫn chưa có được điểm số nào, cùng chung số phận với đội đua kém tên tuổi Marussia, trong tổng số 10 đội đua tham dự mùa giải.

Có thể McLaren-Honda chưa thể thành công ngay lập tức như thời hoàng kim 1988 – 1991, nhưng với bộ óc giàu kinh nghiệm của Ron Dennis, tay lái vững vàng của bộ đôi cựu vô địch thế giới Fernando Alonso & Jenson Button, cùng “giấc mơ kỳ diệu” từ Honda, người hâm mộ đội đua lừng lẫy này có quyền mơ tiếp những giấc mơ.

Như những giấc mơ của người khai sinh đội đua không khuất phục bệnh tật và thử thách hiểm nguy trên đường chạy – Bruce McLaren, những dự án của người thợ cơ khí với giấc mơ F1 cháy bỏng – Ron Dennis, và giấc mơ chiến thắng bên cạnh một thương hiệu tạo dựng nên những ước mơ – “The Power of Dreams”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo R@cing24h ([Tên nguồn])
Ô tô McLaren Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN