Trận đấu nổi bật

ekaterina-vs-jessica
Miami Open presented by Itau
Ekaterina Alexandrova
2
Jessica Pegula
1
carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
-
Grigor Dimitrov
-
nicolas-vs-daniil
Miami Open presented by Itau
Nicolas Jarry
0
Daniil Medvedev
2

F1, gà nhà đá nhau: Bài học từ Vettel - Webber

Từ cuộc chiến của Rosberg - Hamilton, trong quá khứ F1 đã chứng kiến không ít cảnh gà nhà đá nhau.

Nelson Piquet và Nigel Mansell (1986/1987)

Đây là một trong hai ví dụ điển hình khi hơn 1 mùa giải được quyết định bởi một cuộc đấu mà kết quả được chia đều cho cả hai, đó là tại Williams với cuộc chiến "không khoan nhượng" giữa Nelson Piquet và Nigel Mansell. Piquet gia nhập Williams vào năm 1986 sau khi giành được 2 chức vô địch với Brabham.

F1, gà nhà đá nhau: Bài học từ Vettel - Webber - 1

Căng thẳng giữa các tay lái

Và ông đã có khởi đầu tuyệt vời với chiến thắng ở Brazil, nhưng 4 lần nhất chặng trong 5 chặng giữa mùa là một câu trả lời mạnh mẽ từ Mansell cho tay đua người Brazil. Với việc không có team order, cả hai đã lái "ăn miếng trả miếng" với nhau, giành giật từng điểm số một trong từng chặng cho đến chặng cuối tại Adelaide, Australia.

Tại đây, Mansell đã đánh mất chức vô địch vào tay Alain Prost của đội đua McLaren do bị nổ lốp. Việc Williams giành được 141 điểm so với 96 của McLaren trong khi họ vẫn không thể có tay đua vô địch thể hiện rằng sự cạnh tranh giữa đồng đội phải trả giá đắt thế nào. Mọi chuyện cũng không khá hơn trong năm 1987 khi chức vô địch vẫn chỉ là cuộc đua nội bộ giữa họ do McLaren và Lotus không thể gây sức ép cho Williams.

Piquet là người có lợi thế, dù gặp tai nạn ở Imola và phải bỏ lỡ 1 cuộc đua, ông vẫn có thành tích rất tốt. Trong khi đó, dù rất kiên trì bám đuổi, nhưng tai nạn tại Suzuka đã chấm dứt mọi cơ hội của Mansell. Nelson Piquet giành chức vô địch và chuyển sang Lotus.

Ayrton Senna và Alain Prost (1988/1989)

Đây là ví dụ thứ 2 giống như trên, và họ cũng là những kình địch lớn nhất trong lịch sử F1 đã từng chứng kiến. Senna gia nhập McLaren năm 1988, khi đó Prost đã có 2 chức vô địch TG, và với chiếc MP4/4 thống trị, họ đã chiếm lấy 15 trên 16 chiến thắng chặng. Tuy nhiên thời đó các tay đua chỉ tính điểm của 11 chặng có thành tích tốt nhất, và 8 chiến thắng của Senna đã tạo nên sự khác biệt so với 7 của Prost, dù Prost đã ghi được nhiều điểm hơn trong 16 chặng.

F1, gà nhà đá nhau: Bài học từ Vettel - Webber - 2

Vụ việc nổi tiếng tại Japanese GP 1989

Và Nhật Bản là nơi chứng kiến Ayrton Senna nâng cao chưc vô địch đầu tiên. Dù mối quan hệ giữa hai người không mấy tốt đẹp gì nhưng bởi McLaren là chiếc xe mạnh nhất và không thể bị đuổi kịp khi đó nên họ hiểu cách duy nhất để có thể VĐTG là ở cùng chung đội.

Năm 1989, căng thẳng leo thang trong garage của McLaren. Chặng đua thứ 2 tại Imola, Prost cho rằng Senna đã phá vỡ thỏa thuận rằng ai dẫn trước khi tới cua 1 sẽ không bị tấn công trong cuộc đua khi ông đã là người vươn lên và Senna đã vượt lại ngay sau đó ở vòng đua ấy. Prost cũng cho rằng Senna được hưởng lợi nhiều hơn từ phía Honda khiến mối quan hệ rạn nứt dù tay đua người Brazil có 5 lần phải bỏ cuộc, trong khi Prost chỉ có 1.

Điều đó khiến Prost có cơ hội vô địch ở chặng đua áp chót tại Suzuka. Do đã quyết định sẽ chuyển sang Ferrari vào năm sau nên Prost đã chơi xấu khi Senna tấn công ông, khiến cả hai phải bỏ cuộc. Sau đó, Senna được cho phép vào pit sửa chữa xe và rồi chiến thắng cuộc đua, nhưng ông là bị loại kết quả, Prost vô địch và chủ tịch FIA khi đó Jean-Marie Balestre khiến Senna vô cùng tức giận.

Damon Hill và Jacques Villeneuve (1996)

Khi thiếu đi áp lực từ Michael Schumacher sau khi anh chuyển từ Benetton sang Ferrari, mùa giải 1996 là cuộc chiến nội bộ của hai tay đua Williams. Williams trở nên có tiếng từ khi Hill gia nhập và Prost giành danh hiệu, nhưng đã thụt lùi do Benetton và Schumacher. Hill biết 1996 là cơ hội rõ ràng nhất để anh có được chức vô địch, bởi anh sẽ không được kí tiếp hợp đồng vào năm sau.

Nhưng với sự xuất hiện của tài năng trẻ Jacques Villeneuve, cơ hội của anh bị giảm đi. Tuy nhiên với 4 chiến thắng trong 5 chặng đầu tiên, khả năng vô địch lại tăng lên.

Dù trong 5 chặng cuối, anh luôn giành được ít điểm hơn Jacques, nhưng với khoảng cách 9 điểm đến với chặng cuối cùng, mọi chuyện gần như đã an bài. Với vị trí pole, tưởng chừng như Villeneuve có đôi chút cơ hội gây sức ép lên Hill, anh đã phải bỏ cuộc nên trong cuộc đua cuối cùng cho Williams, Hill đã giành chức VĐTG. Năm của Jacques Villeneuve cũng nhanh chóng đến ngay sau đó, vào năm 1997.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN