Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy

Tòa thành xây dựng kiểu vòng ốc ở ngoại thành Hà Nội là một di sản văn hóa quý báu với những dấu tích cổ còn sót lại cho đến nay.

Tòa thành xây dựng kiểu vòng ốc ở ngoại thành Hà Nội là một di sản văn hóa quý báu với những dấu tích cổ còn sót lại cho đến nay.

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 1

Câu chuyện cổ tích về Mỵ Châu Trọng Thủy vẫn được lưu truyền mãi cho đến ngày nay. Sau khi công chúa bị vua An Dương Vương chém, Trọng Thủy đuổi theo đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác đem về chôn ở Loa Thành, hóa làm đá ngọc. Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu, trở lại nơi vợ tắm gội trang điểm thương nhớ không nguôi, cuối cùng nhảy xuống giếng chết. Hiện nay giếng Trọng Thủy - Mỵ Châu nằm ngay cửa đền An Dương Vương, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 2

Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc, Khác với các di tích lịch sử khác, Cổ Loa là một quần thể di tích có diện tích trải rộng trên một địa bản rộng lớn, có diện tích bảo tồn gần 500ha. Đây được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước.

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 3

Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa, những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 4

Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 5

Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 6

Nơi đây là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng (tức sông Thiếp), là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 7

Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, đây là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô.

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 8

Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành). Tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất, dài tổng cộng 16 km: Vòng ngoài (Thành ngoại) chu vi 8km, vòng giữa (Thành trung) hình đa giác có chu vi 6,5km và vòng trong cùng (Thành nội, hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng.

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 9

Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ. Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng Đông, Nam, Bắc, Tây Bắc và Tây Nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng. Thành ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8.000m, cao trung bình 3m-4m (có chỗ tới hơn 8m).

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 10

Pho tượng công chúa Mỵ Châu bị chặt đầu được đặt bên trong đền thờ. Trong câu chuyện không biết có bao nhiêu phần trăm là sự thật nhưng dân gian vẫn xem bức tượng là hiện thân và là minh chứng sắt đá cho lòng trung nghĩa.

Về Cổ Loa thăm giếng ngọc Mỵ Châu - Trọng Thủy - 11

Về mặt văn hóa, Cổ Loa là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, đây còn là một di sản văn hóa quý báu, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa mai chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả làm nên nghệ thuật kiến trúc và văn hóa thời An Dương Vương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Hà - Lê Bích (Zing.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN