Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương

Phần lớn những lò gốm sứ tại Bình Dương đã chuyển từ làm thủ công với sản phẩm chén, bát cổ truyền sang làm hàng xuất khẩu. Những mặt hàng nặn bằng tay giờ trở nên hiếm hoi.

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 1

Thị trấn Tân Phước Khánh, Bình Dương nổi tiếng từ lâu với nghề làm gốm gia dụng như các loại nồi niêu, chén, bát… 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 2

Ngày nay, chỉ còn một vài lò gốm ở đây là sản xuất gốm gia dụng bằng lò củi truyền thống để cung cấp thị trường nhỏ lẻ trong nước. 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 3

Ở những lò thủ công này, hầu hết các công đoạn sản xuất đều được làm bằng tay. 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 4

Đất sét, nguyên liệu chính của sản phẩm thường được các chủ lò mua sẵn với số lượng lớn.  Trước khi đưa vào sản xuất, đất phải được phơi nắng cho rỏ phèn, rồi ngâm qua hai lần nước, lọc lấy phần nhựa, sau đó nhồi cho thật nhuyễn, được gọi là hồ. 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 5

Sau khi ra lò, sản phẩm được phân loại dựa trên tiêu chí màu sắc và cả những… dị tật.  Sản phẩm được bó thành chục, hiện trung bình một chục tô loại 1 có giá xuất xưởng từ 28.000 – 30.000 đồng, chén chỉ có giá 12.000 đồng. 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 6

Làm gốm bằng lò củi truyền thống đòi hỏi thợ phải giỏi nghề  và có kinh nghiệm mới canh đúng lửa cho ra những sản phẩm gốm có màu sắc đẹp. Thời gian nung một mẻ gốm sứ là 3 - 5 ngày. 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 7

Hiện nay, đa phần lò gốm đã chuyển sang lò gas hoặc điện, vừa nhanh và không ô nhiễm môi trường. Chi phí đầu tư một lò gas là 500 triệu đồng cho lò trong nước và hơn 1 tỷ đồng cho lò nước ngoài. 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 8

Gốm xuất khẩu được sản xuất bằng những khuôn đúc thạch cao chứ không làm bằng bàn xoay thủ công như trước.  

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 9

Một mẩu khuôn đúc chậu hoa theo đơn hàng của một công ty nước ngoài, gốm xuất khẩu mẫu mã phải dựa theo thị hiếu của khách hàng chứ không do các nghệ nhân hoặc thợ gốm ở đây sáng tác. Với cách làm gốm hiện đại ngày nay, đất sét được nhồi nhuyễn thành hồ , sau đó đổ vào khuôn thạch cao, để khoảng 3 tiếng thì gỡ khuôn ra sẽ cho sản phẩm thô, sau đó phải phơi nắng khoảng một ngày trước khi thực hiện các công đoạn tiếp theo. 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 10

Phơi nắng sản phẩm khô chuẩn bị cho công đoạn tráng men. 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 11

Chuyển từ sản xuất truyền thống sang hiện đại, thợ gốm ở đây đều có thâm niên trong nghề từ 10 - hơn 30 năm, hằng ngày mỗi thợ làm ra từ 100 - 200 sản phẩm gốm xuất khẩu. 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 12

Nhờ sự hỗ trợ của máy móc nên gốm sứ ngày nay có độ chính xác và năng suất cao,nhưng để ra được một sản phẩm đẹp, đều vẫn không thể thiếu bàn tay tỉ mỉ của những người thợ ở các khâu cắt gọt, tráng men,… 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 13

Tráng men là khâu rất quan trọng trong qui trình sản xuất gốm sứ. Người thợ phải lành nghề để có thể tráng những lớp men đều và vừa đủ. 

Làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương - 14

Một mẫu chậu hoa thành phẩm, đây là sản phẩm làm theo đơn hàng từ Úc , với giá xuất xưởng là 80.000 đồng/chậu. Hàng tháng một cơ sở sản xuất gốm cho ra lò từ 10.000 – 20.000 sản phẩm xuất khẩu, thị trường chủ yếu là châu Âu.

Làng gốm cuối cùng ở Bình Dương:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Zen Nguyễn (Zing.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN