Điểm danh những công nghệ camera vừa nổi lên trong năm 2017

Sự kiện: Công nghệ

Năm 2017 ghi nhận sự đột phá của nhiều công nghệ camera trên smartphone.

Năm 2017 ghi nhận sự đột phá của nhiều công nghệ camera trên smartphone, trong đó phải kể đến cụm camera Eye Motion của Sony Xperia XZs có khả năng quay phim siêu chậm, camera selfie góc rộng của OPPO F3 Plus hay camera selfie kép giúp chụp ảnh xóa phông trên Vivo V5Plus.

Công nghệ quay phim siêu chậm: 960 khung hình/giây

Điểm danh những công nghệ camera vừa nổi lên trong năm 2017 - 1

Cụm camera sau của XZs còn có tính năng ổn định hình ảnh 5 trục.

Công nghệ quay phim chuyển động chậm (Slow Motion) từng được nhắc tới nhiều và chưa bao giờ vượt qua giới hạn 240 khung hình/giây. Thế nhưng trong năm 2017, với cụm camera Eye Motion trên dòng Xperia XZs, Sony đã đưa công nghệ Slow Motion lên mức cao hơn là Super Slow Motion (quay phim siêu chậm) do nó có khả năng quay phim với kỷ lục 960 khung hình/giây.

Tất nhiên không phải tự nhiên mà chuyển động chậm trở thành xu hướng được nhắc tới liên tục trong thời gian gần đây. Khi quan sát một đoạn video Super Slow Motion, người xem sẽ có trải nghiệm thị giác rất thú vị - cảm giác như thời gian đang trôi chậm lại, thậm chí có những thời điểm cả thời gian và không gian như đang “đóng băng”.

Một trong những hình ảnh dễ cảm nhận nhất về hiệu ứng Super Slow Motion trên Sony Xperia XZs chính là giọt nước khi rơi. Nếu quan sát bằng mắt thường hay xem một đoạn video quay ở tốc độ 24 hay 30 khung hình/giây, người xem chỉ thấy nó như một khoảnh khắc rất bình thường, không có gì đặc biệt.

Thế nhưng, dưới ống kính của Sony Xperia XZs, khoảnh khắc giọt nước rơi xuống rồi vỡ ra sẽ được thể hiện hết sức sinh động, giúp người xem nhìn thấy từng tinh thể nước cũng như cách giọt nước tóe ra. Ngoài ra, nhiều khoảnh khắc thể thao và hiện tượng tự nhiên cũng trở nên sinh động hơn bao giờ hết khi lọt vào “mắt thần” Eye Motion của Xperia XZs.

Công nghệ camera selfie kép góc siêu rộng: Kỷ nguyên wefie

Điểm danh những công nghệ camera vừa nổi lên trong năm 2017 - 2

Camera selfie góc rộng sẽ giúp chụp ảnh tự sướng theo nhóm tốt hơn, chẳng hạn trên OPPO F3 Plus.

Camera góc rộng hứa hẹn sẽ trở thành trào lưu mới trong năm 2017 tạo nên định nghĩa mới là “wefie”. Trong khi các hãng smartphone khác như Samsung chỉ mới trang bị cho camera trước của dòng Galaxy C9 Pro tính năng chụp ảnh góc rộng nhờ thuật toán phần mềm, thì OPPO đã tiên phong mang tới cụm camera selfie kép có góc rộng kỷ lục 120 độ trên dòng F3 Plus.

Cụm camera selfie này bao gồm một camera độ phân giải 16MP và một camera chuyên xử lý ảnh góc rộng 8MP dành cho chụp ảnh selfie nhóm. Về phần mềm, OPPO F3 Plus còn được tích hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt thông minh. Theo đó, nếu phát hiện có nhiều hơn ba người trong khung hình thì tính năng này sẽ tự động thông báo để người dùng chuyển sang chế độ “Group Selfie”.

Công nghệ camera selfie kéo: Selfie xóa phông “mịt mù”

Điểm danh những công nghệ camera vừa nổi lên trong năm 2017 - 3

Camera selfie còn giúp chụp ảnh xóa phông mịt mù hơn, chẳng hạn trên Vivo V5Plus.

Hồi năm 2016, camera kép đã trở thành xu hướng được nhắc tới liên tục mà người tiên phong chính là Huawei. Tuy nhiên, khi đó Huawei chỉ mới trang bị công nghệ này cho cụm camera sau như dòng GR5 mini, giúp chụp ảnh xóa phông “mịt mù”. Sang đầu năm 2017, hãng Vivo đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng này và mang công nghệ camera kép lên cụm camera selfie của dòng V5Plus với khả năng chụp ảnh selfie xóa phông ấn tượng.

V5Plus có 2 camera trước 20MP và 8MP. Trong đó, camera 20MP được trang bị cảm biến xử lý hình ảnh Sony IMX376, còn camera 8MP khi kết hợp với camera 20MP sẽ hỗ trợ tạo nên một bức ảnh xóa phông. Bên cạnh đó, tiện ích chụp ảnh trước lấy nét sau còn cho phép người dùng tùy chọn chủ thể của bức ảnh nhờ hiệu ứng làm mờ hậu cảnh tại bất kỳ vùng tùy chọn nào.

Những xu hướng công nghệ camera di động của tương lai

Camera có độ phân giải “khủng“ không còn là mục tiêu duy nhất mà các hãng smartphone hướng tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN