Đừng mừng vội khi được gặp “quý nhân”

Nhân gian cũng thường có câu, trong các món nợ đời thì ân nghĩa là món nợ khó trả nhất.

Nhiều người được cấp trên ưu ái giúp đỡ và họ xem đó là may mắn của cuộc đời mình và vô tư nhận lấy mà không biết rằng mình đang nợ người đó món nợ ân tình...

Trong một ván cờ, xe có vai trò của xe, pháo có vai trò của pháo, tướng có vai trò của tướng, tốt có vai trò của tốt. Tương tự ta sinh ra trong cuộc đời, khi ta ở vị trí nào, ta cần phải hoàn thành tốt trách nhiệm của vị trí đó. Sống tốt không phải là cố vươn lên cho hơn người khác mà chính là hoàn thành trách nhiệm của chính mình.

Đừng mừng vội khi được gặp “quý nhân” - 1

Không nên nhận quá nhiều ân nghĩa của người khác (Ảnh minh họa)

Trong cuộc sống nhiều người rất hay được gặp “quý nhân” giúp đỡ mình. Theo lý giải của nhà Phật thì đó là do đời trước họ đã giang tay giúp người nên đời này họ được thọ nhận do nhân quả mang lại.

Nhưng ân nghĩa nào cũng nên có điểm dừng. Chúng ta không nên nhận quá nhiều bởi như vậy sẽ khiến ta tổn phước và quay trở lại mắc nợ món nợ ân nghĩa.

Nhân gian cũng thường có câu, trong các món nợ đời thì ân nghĩa là món nợ khó trả nhất.

Nhìn sâu vào các mối quan hệ cuộc sống thì ta thấy câu nói đó đúng vô cùng. Trong các mối quan hệ xã hội cũng như thâm tình, người mà ta chịu nhiều ân nghĩa nhất đó là cha mẹ. Ân nghĩa mà cha mẹ dành cho ta được ví như “núi thái sơn”, như “biển thái bình”, nên cả cuộc đời ta dù có sống tốt với cha mẹ đến nhường nào, ta cũng không thể nào trả hết được.

Chính vì vậy mà những người làm con tử tế thường là những người có nhiều day dứt nhất về cha mẹ mình. Bởi với ân tình của bố mẹ, báo đáp bao nhiêu ta cũng thấy chưa đủ bởi những ân tình mà họ đã dành cho cuộc đời ta.

Món nợ ân tình đối với mẹ cha ta thường chỉ có thể trả được vào những kiếp sau. Có thể ta sẽ làm cha mẹ của mẹ cha ta thì mới mong trả hết. Dù mẹ cha ta không đòi ta phải trả nhưng luật nhân quả bắt ta phải trả. Mà luật nhân quả thì không trừ bất cứ một ai.

Vì đây là món nợ khó trả nên trong các mối quan hệ xã hội, nếu ta nhận nhiều ân tình của nhiều người thì ta sẽ càng mắc nợ nhiều. Mà càng mắc nợ nhiều thì cuộc sống của chúng ta sẽ khó bình yên.

Bởi với cha mẹ ta, dù ân nghĩa mà họ cho ta là vời vợi, là thâm sâu nhưng họ không bắt ta phải trả. Còn với người đời thì khó ai “nước mắt chảy xuôi” đối với ta, yêu thương ta mà không đòi hỏi ta phải báo đáp.

Điều này dễ thấy nhất trong các mối quan hệ đồng sự, đồng nghiệp. Nhiều người được cấp trên ưu ái giúp đỡ và họ xem đó là may mắn của cuộc đời mình và vô tư nhận lấy. Họ không biết rằng khi nhận sự giúp đỡ của người cấp trên đó chính là mình đang nợ người đó món nợ ân tình. Mà ân tình thì khó đong đếm nên nhiều khi về sau, dù ta có cố gắng bao nhiêu thì người đã cho ta ân tình ngày trước cũng cảm thấy không bao giờ đủ.

Và chính bởi vậy, nên khi ta vô tư nhận lấy sự giúp đỡ của người khác mà không suy nghĩ trước sau rằng mình có đủ khả năng trả được cho người đó không, người đó có vừa lòng về ta không… thì chính ta đang làm khó cho tương lai của mình.

Do vậy, cổ nhân xưa thường khuyên rằng, giữa bạn bè đồng sự với nhau, tốt nhất không nên vướng vào món nợ ân tình. Bởi như ta đã thấy, món nợ đó là món nợ khó trả nhất. Khi không trả hết nợ thì cuộc sống của ta sẽ khó có được sự bình an trong tâm hồn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mạc Vi ([Tên nguồn])
Ăn mặc và giao tiếp chốn công sở Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN