Nhân viên mới nên làm gì vào ngày đầu tiên đi làm?

Thứ Ba, ngày 30/06/2015 13:05 PM (GMT+7)
Chia sẻ

Ngày đầu tiên đi làm của một nhân viên mới rất quan trọng, vì nó tạo ra ấn tượng ban đầu đối với các nhân viên cũ và lãnh đạo của công ty. Nếu đó là ấn tượng tốt, những ngày tháng sau này của bạn sẽ rất bình yên, nếu không, có thể sẽ rất khó thở cho bạn. Cùng tìm hiểu xem bạn nên làm gì vào ngày đầu tiên này nhé!

1. Là chính mình

Nếu bạn là người rụt rè, không cần phải tỏ ra là người sôi nổi. Nếu bạn hài hước, cũng không cần cố gắng tỏ ra nghiêm túc. Chỉ cần bạn nhớ những giới hạn của mình và mục tiêu lớn của bạn khi đến đây, đó là để làm việc và chứng tỏ năng lực.Vui vẻ và thân thiện không phải là một phần cố định của tính cách mà là những trạng thái cảm xúc. Hãy cố gắng gạt bỏ sự lo ngại, e dè và căng thẳng để có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng và tự tin.

2. Hòa đồng là chìa khóa giúp bạn hòa nhập môi trường mới

Một trong những yếu tố giúp bạn thành công trong sự nghiệp là gắn bó với đồng nghiệp, nhưng quan trọng hơn hết, là gắn bó với đúng người. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, luôn có những người có năng lực và kỹ năng lãnh đạo vượt trội hơn những người khác. Một số nhân vật khác lại tỏ ra là những người cần mẫn và yên phận, một số khác tỏ ra khó ưa. Bạn muốn mình thuộc nhóm nào? Hãy cẩn thận quan sát và lựa chọn.

Quyền lực cũng là một vấn đề lớn, nếu không muốn nói là cực kỳ nhạy cảm ở nơi công sở. Hãy xem kỹ mô tả công việc và cố gắng tìm hiểu những người có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn. Nhận nhầm việc hay báo cáo cho nhầm người cũng có thể kết thúc sự nghiệp của bạn.Bạn nên thư giãn và điềm tĩnh, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn thoải mái đi lòng vòng văn phòng với tách cà phê, nói chuyện phiếm với mọi người hay dành thì giờ để lướt web và chơi game. Hãy nhanh chóng hòa đồng với nhịp độ làm việc của đồng nghiệp, thể hiện sự chú tâm và chuyên nghiệp như khi bạn đi phỏng vấn. Bạn cũng nên hỏi kỹ bộ phận nhân sự về quy định ăn mặc, quá chỉnh chu hoặc quá xuề xòa cũng khiến đồng nghiệp cảm thấy xa cách. Nếu mọi người đứng dậy đi ăn trưa, hãy theo cùng.

3. Đi làm sớm

Đến trễ trong ngày làm việc đầu tiên thực sự là một thảm họa. Nếu chưa từng đến công ty bao giờ, bạn hãy tranh thủ đi sớm để tránh lạc đường, kẹt xe. Nhớ đừng bỏ qua bữa sáng, bạn sẽ cần nhiều năng lượng cho một ngày như vậy. Nên đến sớm ít nhất 10 phút, bạn sẽ có thêm thì giờ để làm quen với không khí của văn phòng và bàn làm việc mới.

Nhân viên mới nên làm gì vào ngày đầu tiên đi làm? - 14. Hỏi những điều bạn không biết

Hầu hết mọi người đều cho rằng nhân viên mới nên kiệm lời trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi khi cần thiết, chỉ cần nhớ là đừng hỏi quá nhiều, bạn còn nhiều thời gian để tìm hiểu mọi thứ. Tốt nhất, hãy viết ra một danh sách những câu hỏi về những gì bạn cần biết và có thể làm để hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Luôn giữ liên hệ với bộ phận nhân sự để xin tư vấn ngay nếu có quá nhiều điều làm bạn bất ngờ.

5. Tự giới thiệu bản thân

Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân: bạn là ai, sẽ làm việc ở bộ phận nào, làm những công việc gì, trước đây từng công tác ở nơi đâu. Đây là những câu hỏi mà bạn rất hay nhận được từ đồng nghiệp trong ngày đầu tiên. Sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn điềm tĩnh hơn khi có ai đó đến bắt chuyện. Điều quan trọng nhất, là hãy luôn mỉm cười, và cho mọi người thấy là bạn cũng quan tâm đến họ.

6. Nắm được công việc cần làm và nhóm của mình

Một trong những yếu tố giúp bạn thành công trong sự nghiệp là gắn bó với đồng nghiệp, nhưng quan trọng hơn hết, là gắn bó với đúng người. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, luôn có những người có năng lực và kỹ năng lãnh đạo vượt trội hơn những người khác. Một số nhân vật khác lại tỏ ra là những người cần mẫn và yên phận, một số khác tỏ ra khó ưa. Bạn muốn mình thuộc nhóm nào? Hãy cẩn thận quan sát và lựa chọn.

Quyền lực cũng là một vấn đề lớn, nếu không muốn nói là cực kỳ nhạy cảm ở nơi công sở. Hãy xem kỹ mô tả công việc và cố gắng tìm hiểu những người có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn. Nhận nhầm việc hay báo cáo cho nhầm người cũng có thể kết thúc sự nghiệp của bạn.

7. Biết lắng nghe và quan sát

Dĩ nhiên chỉ trong một ngày ngắn ngủi bạn sẽ khó biết được mọi thứ, vì vậy, hãy thân thiện, tích cực gặp gỡ mọi người, chú tâm lắng nghe và quan sát.

Hãy chú ý xem mục tiêu mà sếp muốn bạn đạt được là gì, tìm hiểu những dự án đang được công ty chú trọng. Kế đến, tìm hiểu xem các quy trình làm việc, quy trình ra quyết định diễn ra như thế nào. Đây là những phần rất quan trọng trong văn hóa công ty mà bạn phải thích ứng. Có nơi, quyết định đã được đưa ra trước các cuộc họp, có nơi thì ngược lại.

Chia sẻ
Theo Timviecnhanh.com
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN