"Bí kíp” viết CV cho ứng viên hay ”nhảy việc

Thứ Bảy, ngày 23/08/2014 14:12 PM (GMT+7)
Chia sẻ

Nhảy việc là một việc hết sức bình thường, tuy nhiên cần phải hiểu rõ vì sao mình thay đổi công việc

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhảy việc , tuy nhiên trước khi “bơi ra cái hồ nhỏ để tìm con sông lớn” bạn cũng phải luôn xác định rằng, khi đối mặt với chuyện nhảy việc, mỗi chúng ta cần có những sự chuẩn bị nhất định, để tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới trong công việc mới.

Luôn biết kết hợp các kinh nghiệm bản thân

Các ứng viên có kinh nghiệm làm việc ở đôi ba chỗ có thể được nhà tuyển dụng đánh giá là có nhiều kinh nghiệm và có khả năng thích nghi với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Nếu trình bày một loạt công việc mà bạn đã từng phụ trách ở nhiều công ty khác nhau, bạn sẽ trở nên “nặng ký” hơn so với các đối thủ khác chỉ làm việc cho một công ty. So với họ, bạn có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong nhiều ngành nghề khác nhau và được hưởng nhiều chương trình đào tạo. Do dó nếu bạn là người nhảy việc nhiều lần nên biết cách kết hợp kinh nghiệm bản thân vào trong CV điều này sẽ khiến cho NTD yêu thích bạn

"Bí kíp” viết CV cho ứng viên hay ”nhảy việc - 1

Chỉ nên“nhảy việc”khi có định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Chất lượng hơn số lượng lần nhảy việc

Vì số lượng lần nhảy việc có thể cho người khác thấy bạn có nhiều kinh nghiệm, nhưng cũng có thể cho thấy bạn chưa có sự đóng góp sâu sắc gì cho những công ty cũ. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng hiểu và chấp nhận quan điểm thay đổi công việc là một cách để người tìm việc học hỏi kiến thức và kinh nghiệm mới để thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp. Nói chung, với quan điểm tích cực, nhà tuyển dụng đánh giá người thay đổi công việc là người có tinh thần cầu tiến. Có nhiều người “nhảy việc” vì thấy chỗ khác trả lương cao hơn. Tuy nhiên, lời khuyên đó là nhảy việc phải có định hướng rõ ràng cho sự nghiệp của mình, trả lời câu hỏi sau 5 – 10 năm nữa mình muốn đóng góp cái gì, học cái gì cho con đường sự nghiệp của bạn

CV phải nói được một câu chuyện về bạn và công việc bạn muốn làm

Một sơ yếu lí lịch với nhiều kinh nghiệm, nhiều công việc khác nhau với mức lương tăng dần có thể cho thấy người này sẵn sàng nhảy việc vì quyền lợi. Với trường hợp này, bạn không phải là đang muốn xây dựng sự nghiệp mà đơn thuần chỉ là thích có một công việc để kiếm tiền mà thôi. Hãy cho nhà tuyển dụng mới thấy bạn có sự đóng góp quan trọng đối với công việc cũ của mình, hãy chứng minh cho NTD thấy các kinh nghiệm trước đây của bạn có thể giúp ích cho công việc mà bạn đang ứng tuyển như thế nào

Viết CV theo hình tháp ngược

CV nên thể hiện rõ 2 loại kinh nghiệm: Thứ nhất những kinh nghiệm liên quan bằng cách liệt kê những kinh nghiệm có được từ những mô tả công việc khác nhau.

Thứ 2 là kinh nghiệm khác được đúc kết từ những công việc không chính thức trong quá khứ. Điều này cho phép bạn đưa những kinh nghiệm liên quan lên vị trí đầu trang để nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá theo hình tháp ngược. Chỉ liệt kê những công việc đã làm từ 4-6 tháng trở lên lược bớt những vị trí quá ngắn (dưới 1-2 tháng) trong hồ sơ.

Chia sẻ
([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN