Trận đấu nổi bật

jessica-vs-paula
Mutua Madrid Open
Jessica Bouzas Maneiro
2
Paula Badosa
1
naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
2
Greet Minnen
0
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
0
Maria Lourdes Carle
2
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
2
Benjamin Hassan
1
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
1
Jack Draper
2
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
2
Caroline Wozniacki
1
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-

Thiệt thòi đủ thứ

Vài ngày qua, thể thao Việt Nam đã liên tiếp đón những tin vui bay về từ Incheon (Hàn Quốc) - nơi đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam đang tranh tài tại ASIAN Para Games lần thứ 2. Tính đến hết ngày 20/10, đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam đã giành được 5 HCV, 7 HCB và 3HCĐ.

Những cái tên đã mang vinh quang về cho Tổ quốc là: Lê Văn Công, Nguyễn Bình An ở môn cử tạ, Võ Thanh Tùng (2 HCV), Nguyễn Thanh Trung ở môn bơi lội. Trong thành tích chung đó, ấn tượng nhất Lê Văn Công khi đô cử này phá kỷ lục thế giới ở hạng cân 49 kg nam với trọng lượng cử lên tới 181,5 kg. Việc các VĐV khuyết tật đem tin vui dồn dập về cho thể thao nước nhà ắt hẳn khiến nhiều người phấn khởi. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, chúng ta lại càng có lý do để cảm thông, chia sẻ với những VĐV không có được một thân thể hoàn hảo này. Cách đây không lâu, đoàn thể thao Việt Nam trống dong cờ mở cử lực lượng hùng hậu hơn 200 VĐV sang tranh tài ở ASIAD 17 (chỉ đặt chỉ tiêu 2-3 HCV).

Nhưng hơn 200 con người ấy chỉ đem về cho thể thao Việt Nam duy nhất một tấm HCV của Dương Thúy Vi (wushu). Trong khi đó, ngày 8/10 vừa qua, đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam cũng làm lễ xuất quân nhưng không “hoành tráng” bằng và cũng chỉ cử đi 45 VĐV dự ASIAN Para Games lần thứ hai. Tuy vậy, con số VĐV ít ỏi trên cũng đã kịp đem về cho thể thao Việt Nam tới 5 HCV (gấp 5 lần các đồng nghiệp lành lặn) dù Đại hội vẫn chưa khép lại. Như vậy, dù không có được nhiều sự quan tâm, các VĐV người khuyết tật Việt Nam vẫn thi đấu chói sáng. Điều này khiến lãnh đạo ngành Thể thao chắc hẳn phải suy ngẫm.

Thiệt thòi đủ thứ - 1

Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tham dự ASIAN Para Games ở Incheon

Bên cạnh đó, chuyện thưởng nóng cho các VĐV giành huy chương cũng là điều đáng bàn. Tại ASIAD 17, mỗi VĐV Việt Nam giành HCV sẽ nhận được 50 triệu đồng tiền thưởng từ nhà tài trợ, HCB là 30 triệu đồng còn HCĐ nhận 15 triệu đồng. Thế nhưng, tại ASIAN Para Games, mỗi VĐV giành HCV chỉ có 20 triệu đồng tiền thưởng, tương tự HCB là 15 triệu đồng còn HCĐ là 10 triệu đồng. Dù lành lặn hay khuyết tật, các VĐV đều đổ mồ hôi tranh đấu cho thành công chung của thể thao Việt Nam nhưng tại sao lại phân biệt đối xử với VĐV người khuyết tật? Phải chăng “vàng” ở ASIAN Para Games là “vàng” giả còn “vàng” ở ASIAD là “vàng” thật. Các VĐV người khuyết tật vốn đã chịu quá nhiều thiệt thòi về thân thể nhưng lại thể hiện ý chí và nghị lực phi thường để vượt lên số phận, làm rạng danh thể thao nước nhà. Đáng ra, các VĐV người khuyết tật phải nhận được đãi ngộ hơn hẳn VĐV bình thường để có thể bù đắp những mất mát nhưng ngành Thể thao nước ta thì lại đang làm ngược lại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Yến (giaothongvantai.com.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN